Bác sĩ sản khoa chia sẻ bí quyết giúp mẹ bầu đánh tan nắng nóng

Mang thai - 11/24/2024

Theo bác sĩ bác sĩ Trần Vũ Quang thời tiết oi bức mùa hè, mẹ bầu nên ưu tiên thực phẩm mát, giải nhiệt cơ thể.

So với các năm trước, đây là đợt nóng kỷ lục lên đến 41,5 độ C. Thời tiết này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người dân và nguy hiểm hơn với cơ thể các mẹ bầu. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và em bé, trong ngày nắng nóng các mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

Ăn thực phẩm mát, giải nhiệt

Chia sẻ với PV báo Người đưa tin, bác sĩ Trần Vũ Quang (khoa Sản, bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho hay: “Vào ngày nắng nóng, mẹ bầu phải nghỉ đến việc bổ sung nước cho cơ thể, để duy trì các hoạt động trao đổi chất diễn ra một cách bình thường. Đặc biệt, trong thời gian mang thai, nhu cầu nước của cơ thể sẽ tăng lên rất nhiều. Mẹ bầu nên uống khoảng 3 lít nước mỗi ngày, tương đương khoảng 10-12 ly nước.

Hơn nữa, sau mỗi lần tập thể dục bạn nên uống thêm ít nhất 1 ly nước. Nước trái cây cũng được tính vào tổng lượng nước bạn cần cho một ngày. Tuy nhiên, cà phê, nước ngọt và các loại nước có ga thì không, vì chúng sẽ làm cơ thể mất nước nhiều hơn là lượng nước nạp vào”.

Theo chia sẻ của bác sĩ Quang, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu cũng nên bổ sung nguồn chất xơ, vitamin và protein từ các loại ngũ cốc. Một lượng ngũ cốc hợp lý sẽ giúp mẹ bầu giảm chứng khó tiêu và phù nề. Sữa chua, sữa uống lên men, kim chi, súp miso… là thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn cho đường ruột, gợi ý hoàn hảo cho chế độ dinh dưỡng ngày hè của mẹ bầu.

Bác sĩ sản khoa chia sẻ bí quyết giúp mẹ bầu đánh tan nắng nóng

Các bà mẹ bầu cần uống nhiều nước giải nhiệt trong những ngày nắng nóng (Ảnh minh họa).

Bên cạnh đó, trong những ngày nắng nóng, các bà bầu cần tránh những đồ ăn gây nóng và kích ứng:

+ Tránh xa những đồ ăn chế biến từ nếp và nhiều dầu mỡ khi chế biến nguyên nhân hàng đầu gây nóng cơ thể rất nhanh gây khó tiêu.

+ Ít ăn hoa quả nhiệt nóng: Nhất định không được chọn loại hoa quả có tính ôn nhiệt, ví dụ: Vải, nhãn, đào, lựu.... Những loại hoa quả này mang tính ôn nhiệt, nếu ăn quá nhiều, ngoài việc không có lợi cho sức khỏe còn gây ra hiện tượng nhiệt, nóng trong người.

+ Ít ăn hoa quả có vỏ cứng : Tuy nhiên, có lẽ chúng ta không biết, hạt có vỏ cứng như hạt hướng dương, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hạt thông ... nếu ăn nhiều thì sẽ gây nhiệt trong người, bởi vì trong những loại hạt cứng này hàm chứa nhiệt lượng khá cao.

+ Hạn chế độ ăn nhiều đường: Nếu dung nạp nhiều đồ ăn ngọt sẽ làm tăng đường huyết, thúc đẩy vi khuẩn sinh trưởng trên da bị mồ hôi làm cho ô nhiễm, dễ gây ra các bệnh về da như sưng phù, nhọt, mụn; mặt khác sẽ sản sinh đại lượng chất mang tính acid, phá vỡ sự cân bằng kiềm acid trong huyết dịch, làm cho cơ thể biết thành vật toàn chứa aicd, từ đó làm cho sức đề kháng yếu, khả năng miễn dịch giảm thấp.

Tự điều chỉnh các tư thế

Bác sĩ Quang nhấn mạnh: “Khi cơ thể mẹ bầu thay đổi theo từng tuần sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt nên nếu biết chỉnh tư thế như nằm, ngồi, đi lại và sinh hoạt hợp lý sẽ giúp việc mang thai sẽ nhẹ nhàng phần nào, nhất là trong những ngày nắng nóng như hiện nay”.

Cũng theo đó, bác sĩ Quang cho hay những ngày nắng nóng, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau:

+ Tư thế đi lại: Với cơ thể nặng và khó giữ thăng bằng hơn bình thường, các bước đi phải luôn chắc, hạn chế đi bằng mũi chân, gót chân luôn chạm đất trước. Luôn giữ tư thế cơ thể thắng đứng, đầu và cổ hơi đưa ra sau, đi chậm rãi, từ tốn. Chịu khó quan sát trước, sau khi đi để tránh vật cản và tình huống bất ngờ. Luôn chọn cho mình dép hay giầy có độ ma sát còn tốt và bám chắc vào bàn chân. Luôn tận dụng các chỗ tựa hay bám vịn để di chuyển khi cần để giữ thăng bằng và trợ lực tốt.

+ Tư thế nằm: Tùy vào tuần thai sẽ có tư thế nằm phù hợp. 3 tháng đầu có thể nằm ngửa, chân kê lên gối, thả lỏng toàn thân. Với tầm 3 tháng cuối, nên nằm nghiêng để hạn chế tình trạng chèn ép vào mạch máu chính. Khi nằm nghiêng thì ưu tiên nằm bên trái hơn, tuy nhiên phải thay đổi tư thế khi quá lâu để tuần hoàn mạch máu được lưu thông dễ dàng hơn. Nên kê thêm gối mỏng để đỡ phần bụng nghiêng. Có thể sử dụng các loại gối ôm dành riêng cho bà bầu.

Bác sĩ sản khoa chia sẻ bí quyết giúp mẹ bầu đánh tan nắng nóng

Tư thế đi lại, đứng, nằm cũng đặc biệt quan trọng trong ngày nắng nóng đối với mẹ bầu (Ảnh minh họa).

+ Tư thế ngồi: Thay đổi tư thế đứng, nằm sang ngồi phải luôn nhẹ nhàng không đột ngột để hạn chế tình trạng đau lưng và trượt ngã. Sử dụng các động tác chống lưng, chống tay vào đùi hay mặt phẳng (ghế, giường, ...) hoặc vịn (tay vịn cầu thang, thành giường ..), từ từ ngồi và hai chân để tư thế vừa phải. Chọn các ghế ngồi có tựa lưng chắc chắn, ghế có độ chắc và nặng, độ cao vừa phải phù hợp chiều cao khi ngồi tầm 35-50 cm. Khi ngồi nên có gối nhỏ lót sau lưng và không ngồi lâu một chỗ.

+ Tư thế đứng: Hạn chế đứng lâu tại một chỗ, thay đổi trọng lực dồn đều hai chân, tư thế đứng thẳng , thoải mái, thả lỏng. chân luôn rộng ngang bằng vai, bàn chân có thể vị trí trước sau.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!