Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

Cần biết - 11/24/2024

Sinh thiết vú là bước cần thiết để khẳng định tính chất lành tính (u lành) hay ác tính (ung thư) của khối u, từ đó sẽ quyết định con đường tiếp theo để điều trị

Sinh thiết vú là một thủ thuật y khoa nhằm lấy ra một mẫu bệnh phẩm từ vú để gửi đi xét nghiệm nhằm đánh giá bản chất của khối u vú (liệu có phải ung thư hay gì khác) từ đó có bước điều trị tiếp theo.

Để giúp chị em hiểu rõ hơn về phương pháp sinh thiết vú, bác sĩ Phan Đình Hiệp (Bác sĩ người Việt đang sinh sống và làm việc tại Úc) đã có những chia sẻ về mọi vấn đề xoay quanh phương pháp đánh giá khối u ở vú này.

Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

Bác sĩ Phan Đình Hiệp

Theo bác sĩ Hiệp, trong trường hợp bạn có khối u vú, khi thầy thuốc nghi ngờ trên cơ sở hỏi bệnh, thăm khám, chẩn đoán hình ảnh và những hướng dẫn chuyên ngành phù hợp, bạn có thể sẽ được gợi ý nên làm sinh thiết vú. Ở góc chuyên môn, đây là bước cần thiết để khẳng định tính chất lành tính (u lành) hay ác tính (ung thư) của khối u, từ đó sẽ quyết định con đường tiếp theo để điều trị cho bạn.

Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

Đây là bước cần thiết và thủ tục thường an toàn, mức tai biến thường nhỏ mà không nghiêm trọng. Nhìn chung, phương pháp sinh thiết vú đem lại lợi ích nhiều hơn so với gây hại. Bạn không nên quá lo lắng mà nên học tìm hiểu nhiều điều để hỏi thầy thuốc của bạn càng kỹ càng càng tốt.

Câu hỏi 1: Mọi khối u vú có cần phải sinh thiết không?

Không, không phải mọi khối u vú đều cần sinh thiết. Những khối u vú được bác sĩ đánh giá dự đoán lành tính thì có thể không cần phải sinh thiết mà cần theo dõi định kỳ theo thời gian, theo quy ước nào đó có thể 6 tháng, 1 năm, 2 năm.

Những khối u và có sự nghi ngờ (qua sự thăm khám, hỏi bệnh sử bản thân, gia đình và với sự tham khảo với siêu âm (ultrasound) hoặc /và với nhũ ảnh vú (mammography)/MRI (nếu có điều kiện)…) thì bác sĩ của bạn có thể sẽ bàn luận với bạn về 'sinh thiết vú'.

Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

Câu hỏi 2: Khi bác sĩ yêu cầu tôi đi 'sinh thiết vú' tôi có nên làm hay không?

Quyết định là ở nơi bạn, nhưng bạn cần cân nhắc một số điểm:

1. Người thầy thuốc có đáng tin cậy về chuyên môn không.

2. Lợi và hại của việc làm thủ thuật này.

3.. Điều kiện và cơ sở thực hiện thủ thuật (vệ sinh, tay nghề, tính khách quan và mức độ tài chính).

4. Dự kiến các tình huống tốt - xấu và khả năng bạn có thể chuẩn bị tinh thần, vật chất đến đâu. Dự liệu các tình huống phát sinh.

Câu hỏi 3: Ích lợi của việc sinh thiết?

Đây là câu trả lời 'chung kết' là khối u vú đó có phải là ung thư hay không. Và việc này rất quan trọng với việc điều trị tiếp theo. Nếu để càng lâu, ung thư càng có nguy cơ phát triển hay di căn xa hơn, khó điều trị và hậu quả nặng nề hơn. Phát hiện sớm và điều trị kịp thời hay càng sớm thì càng tốt và mọi người đều mong vậy.

Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

Câu hỏi 4: Một số tác dụng phụ của thủ thuật này (chú ý mức độ nặng hay nhẹ, có hay không thì tùy người bệnh cụ thể)?

- Đau thường không nhiều, có người chỉ thấy khó chịu đôi chút.

- Chảy máu tại chỗ.

- Nhiễm trùng tại chỗ (hiếm khi phát triển thành nhiễm trùng toàn thân).

- Vết bầm hay sưng tại khu vực sinh thiết hay xung quanh gần đó.

- Vết sẹo nhỏ hay lớn, thì nguy cơ tạo sẹo hay chút biến dạng vú tùy theo.

- Tùy tay nghề của thầy thuốc (có lấy đúng khối u, và hơn nữa có đúng vị trí có tế bào bệnh lý hay không). Nói chung với tay nghề ổn định và trợ giúp của phương tiện chẩn đoán hình ảnh thì thường khá chính xác.

Tùy theo kết quả sinh thiết mà có thể có những điều trị tiếp theo.

Câu hỏi 5: Trước khi sinh thiết vú bạn cần nói với bác sĩ những gì (hoặc bác sĩ sẽ phải hỏi bạn những gì)?

- Bạn có dị ứng gì không, đặc biệt với thuốc tê hay thuốc mê.

- Bạn có uống thuốc chống đông máu như Aspirin/Warfarin, Coumadin trước vài ngày làm sinh thiết không (nguy cơ chảy máu).

- Bạn có uống các thuốc loãng máu không.

- Bạn có thể nằm sấp lâu được không (vì có thể có khi cần bệnh nhân nằm tư thế đó).

Trong số it trường hợp, nếu sinh thiết có sự hỗ trợ bằng MRI thì cần phải cho bác sĩ biết nếu bạn có máy tạo nhịp tim (pacemaker) hay các thiết bị cấy trong cơ thể của bạn không (ốc tai – thính lực, vòng xoắn kim loại coils trong não…).

Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

Câu hỏi 6: Nên chuẩn bị những gì trong ngày làm thủ tục sinh thiết vú?

- Nên mặc áo ngực loại bó hơi sát để sau khi làm thủ thuật xong, có thể bạn sẽ được giới thiệu kê 'cold pack' (chèn lạnh) để giúp giảm sưng hay giảm nguy cơ chảy máu.

- Tránh mang những dây chuyền ở cổ, hay vòng đeo tai.

- Tránh bôi chất khử mùi, bột thơm hay dùng dầu tắm trước khi đi làm thủ thuật.

Câu hỏi 7: Điều gì có thể xảy ra khi làm thủ tục?

Đa số sẽ được gây tê tại chỗ - tức là bác sĩ của bạn sẽ tiêm thuốc tê vào vùng da mà mũi kim sẽ đi vào. Bạn sẽ tỉnh táo và biết những gì đang diễn ra. Nhưng có khi bệnh nhân được gây mê toàn thân (trong trường hợp thủ thuật phức tạp hay bệnh nhân không thể chịu được gây tê…), tức là khi đó bệnh nhân sẽ 'ngủ' trong quá trình thủ thuật. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị xem mình có thể áp dụng phương pháp nào.

Sau khi gây tê (tại chỗ) hoặc gây mê toàn thân, bệnh phẩm từ vú có thể sẽ được lấy ra.

Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

Câu hỏi 8: Có các cách thức sinh thiết vú nào?

1. Fine-Needle aspiration biopsy – Sinh thiết kim nhỏ để hút bệnh phẩm.

Đây là sinh thiết đơn giản nhất. Bạn có thể năm trên bàn/giường. Trong khi cố định khối u với một tay, bác sĩ dùng tay kia chọc kim nhỏ vào khối u. Cái syringe (bơm tiêm) gắn với kim này có thể giúp thu thập phần bệnh phẩm hoặc dịch lỏng từ khối u.

Đây là cách nhanh chóng đơn giản để phân biệt giữa u nước (cyst) và khối u đặc (mass).

Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

2. Core Needle Biopsy: Sinh thiết với kim lõi lớn hơn.

Thường thì dưới sự trợ giúp của siêu âm (ultrasound) (hình 2), bệnh nhân nằm ngửa, bác sĩ thực hiện thủ thuật sẽ dùng cây kim có khoảng rỗng bên trong để có thể lấy được bệnh phẩm cỡ hạt gạo.

Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

Đôi khi có thể phải dùng mammography hay MRI để trợ giúp thay Ultrasound (siêu âm), khi này, bệnh nhân nằm sấp.

3. Stereotactic biopsy (Sinh thiết có định vị cố định).

Bệnh nhân thường nằm sấp, vú cần sinh thiết sẽ được cố định và định vị dưới mammogram (máy chụp nhũ ảnh). Vú của bạn sẽ bị kẹp chặt giữa 2 tấm ép và vị trí khối u được xác định chính xác. Bác sĩ thủ thuật sẽ rạch đường nhỏ khoảng 6mm ngoài da rồi đưa thiết bị (có thể là kim hay đầu dò hút một hay vài bệnh phẩm nào đó).

Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

4. Surgical biopsy – Sinh thiết thông qua mổ (phẫu thuật) cắt lấy khối u, có khi gọi là sinh thiết mở (open biopsy) (hình 6)

Chú ý: Thông thường, sinh thiết qua phẫu thuật hay sinh thiết mở là sau các bước sinh thiết kim nhỏ hay sinh thiết với kim lõi lớn hơn, hoặc với sinh thiết cố định định vị.

Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ có gây mê toàn thân trong phòng mổ.

Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

Phẫu thuật có thể là lấy một phần khối U (incisional biopsy) hay lấy toàn bộ khối u vú (excisional biopsy, mổ cắt rộng ngoài khối u hay cắt hẳn thùy vú có khối u. Nhiều trường hợp ngay trong lúc phẫu thẫu thuật sinh thiết, bệnh phẩm sẽ được đưa ngay xuống phòng xét nghiệm để cho kết quả trong vòng thời gian tính bằng phút. Cũng có những trường hợp bệnh phẩm gửi đến phòng xét nghiệm và kết quả cụ thể sẽ có trong vài ngày. Cũng có trường hợp khối u khó định vị thì cần làm thủ thuật định hướng trước. (Những thông tin chuyên sâu này nếu rơi vào trường hợp của bạn, bạn có thể hỏi kỹ với bs thực hành thủ thuật /hoặc bác sĩ ung thư điều trị để có thể hiểu thêm chi tiết.

Câu hỏi 9: Nên làm gì ngay sau khi sinh thiết

Tùy loại sinh thiết, với loại đơn giản, bạn có thể được băng bó vết thương, nghỉ ngắn (giờ) rồi về nhà với cold pack (gói chườm lanh) áp vào vị trí của sinh thiết. Bạn có thể cần thuốc giảm đau và nghỉ ngơi rồi có thể trở lại sinh hoạt bình thường sau vài ngày.

Với loại sinh thiết phức tạp, ví dụ như phẫu thuật sinh thiết, bạn có thể có những vết khâu và bạn nên tham khảo hướng dẫn chăm sóc vết thương/vết khâu từ nhân viên y tế.

Bác sĩ Việt tại Úc giải đáp những điều chị em cần biết về sinh thiết vú - phương pháp để biết là khối u lành hay ung thư

Câu hỏi 10: Vết sinh thiết bao lâu thì lành?

Thường sẹo do sinh thiết vú để lại có thể rõ trong vòng 1-2 năm. Cần tránh các hoạt động quá mức làm căng da hay bóp ép vào khu vực sinh thiết nhất là giai đoạn mới xong vì tăng nguy cơ làm chậm lành, tăng tổn thương và sẹo có thể lớn hơn. Vết thương có thể kéo dài vài tuần, nhưng thường khỏi hoàn toàn sau 2 tháng.

Câu hỏi 11: Nếu tôi bị yêu cầu đi làm sinh thiết, vậy tôi có bị ung thư vú?

Theo Mayo Clinic thì tỉ lệ ung thư của những người bị yêu cầu sinh thiết là 30% (tức là đa số không bị ung thư). Tỉ lệ này với VN theo cá nhân tôi, khá tùy thuộc vào trình độ sàng lọc và kinh nghiệm của người thầy thuốc.

Theo Bác sĩ Phan Đình Hiệp - Bác sĩ Việt tại Úc

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!