Bạch cầu tăng khi mang thai

Kiến Thức Y Học - 01/11/2025

Công thức máu của người bình thường gồm 3 yếu tố chính là bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Khi mang thai, các mẹ thường thấy kết quả xét nghiệm máu, trị số bạch cầu thường tăng cao hơn so bình thường. Liệu đó có phải là dấu hiệu của bệnh lý gì và có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?

Công thức máu của người bình thường gồm 3 yếu tố chính là bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Khi mang thai, các mẹ thường thấy kết quả xét nghiệm máu, trị số bạch cầu thường tăng cao hơn so bình thường. Liệu đó có phải là dấu hiệu của bệnh lý gì và có ảnh hưởng đến mẹ và bé không?

Bạch cầu bình thường là gì?

Bạch cầu là tế bào có chức năng như một phần của hệ thống miễn dịch của cơ thể con người, giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật. Số lượng bạch cầu trong một đơn vị máu được kí hiệu là WBC (white blood cell). Một người bình thường thì giá trị của WBC trung bình là khoảng 7.000 bạch cầu/mm3 máu (dao động từ 4.000 - 10.000 bạch cầu/mm3). Số lượng bạch cầu sẽ tăng cao khi mắc các bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, bệnh bạch huyết cấp hay mãn tính.

Bạch cầu gồm các loại như: đa nhân trung tính (1.700 - 7.000 trong 1 mm3), đa nhân ái toan (50 - 500 trong 1 mm3), đa nhân ái kiềm (10 - 50 trong 1 mm3), mono bào (100 - 1.000 trong 1 mm3), bạch cầu lympho (1.000 - 4.000 trong 1 mm3).

(Thông tin bài viết mang tính chất tham khảo)

Bạch cầu tăng khi mang thai

Nguyên nhân gây tăng lượng bạch cầu

Nếu trên 8.000/ml là bạch cầu cao. Tuy nhiên, nếu bạch cầu tăng quá cao, trên 100.000/ml thì chúng ta phải nghĩ đến một bệnh khác, đặc biệt là bệnh ung thư của hệ tạo máu hay còn gọi là bạch cầu mạn hoặc bạch cầu cấp.

Bạch cầu là một tế bào máu giúp chống lại sự xâm nhập và tấn công của các vi khuẩn, vi rút hay nấm gây hại. Nói cách khác, bạch cầu có chức năng miễn dịch tuyệt đối và tạo sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên,có rất nhiều yếu tố vô cùng đơn giản lại làm gia tăng số lượng bạch cầu trong máu, và dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:

  • Do nhiễm trùng: Đây là nguyên chính của hiện tượng này. Cơ thể bị nhiễm trùng và đột ngột gia tăng việc sản xuất bạch cầu để bảo vệ cơ thể.

  • Di truyền: Nếu trong gia đình bạn đã từng có người bị mắc bệnh bạch cầu tăng cao thì khả năng bạn bị nhiễm bệnh cũng cao hơn so với người thường.

  • Rối loạn di truyền: Điển hình như hội chứng Down, hội chứng bloom, Fanconi, hội chứng Wiskott Aldrich...

  • Những yếu tố gia tăng nguy cơ phát triển bệnh như sử dụng thuốc lá, ở trong môi trường bức xạ, tiếp xúc với nhiều hóa chất (thuốc trừ sâu, benzen,...)

  • Điều trị ung thư: Đây là yếu tố thường xuyên gây nên bệnh bạch cầu tăng cao. Khi điều trị ung thư, một số loại hóa trị và xạ trị làm cho lượng bạch cầu tăng lên đột ngột.

  • Trường hợp hiếm gặp: Có thể là do bệnh tủy xương và bệnh tự miễn dịch.

Dấu hiệu bạn đã bị mắc chứng bạch cầu tăng

Tùy vào mức độ và nguyên nhân mà người bệnh sẽ có dấu hiệu từ nhẹ đến nghiêm trọng như:

  • Cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân và đi kèm với những cảm giác khó chịu, căng thẳng... hoặc cảm giác chung của việc không khỏe.

  • Người bệnh bị sốt vặt không rõ nguyên nhân và đi kèm với sự nhiễm trùng có trên cơ thể.

  • Có hiện tượng khó thở, yếu cơ, vết thương khó lành và hay có vết bầm tím xuất hiện trên cơ thể mặc dù không bị va đập.

  • Chảy máu cam không rõ nguyên nhân.

Cách xác định chuẩn xác nhất xem bạn có bị bạch cầu cao hay không là đi xét nghiệm máu. Việc xét nghiệm sẽ loại trừ những trường hợp nguy hiểm hơn như bạch cầu cấp, ung thư máu...

Bạch cầu tăng khi mang thai

Bạch cầu tăng khi mang thai

Trị số bạch cầu ở phụ nữ mang thai thường cao hơn lúc chưa mang thai. Tuy nhiên, cũng cần phải thận trọng với kết quả xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao vì có nguy cơ nhiễm trùng máu. Nguyên nhân dẫn đến bạch cầu trong máu tăng là do các bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn, ký sinh trùng hoặc gặp trong các trường hợp nhiễm khuẩn một cơ quan nào đó trong cơ thể. Trong trường hợp này, bạn về bổ sung dinh dưỡng thì bạn cần phải tuân thủ, hãy tăng cường rau xanh và hoa quả bổ sung nhiều đạm. Về cách khắc phục thì cần phải tìm được nguyên nhân, tìm được ổ viêm trên cơ thể để có phương pháp điều trị phù hợp.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ giữ an toàn cho cả mẹ và thai nhi

Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viên Đại học Y Hà Nộivà hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối - Chuyên môn hàng đầu - Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Bạch cầu tăng khi mang thai

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00


Xem thêm:

  • Bạch cầu trong nước tiểu 500 khi mang thai có sao không?
  • Có nên làm xét nghiệm máu khi mang thai hay không?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!