Khi tôi lớn lên ở Mỹ, bữa trưa ở trường học của tôi khá đơn giản và dường như lặp đi lặp lại những món như khoai tây chiên, thịt xông khói… Lúc đó đối với tôi, đĩa thức ăn đó cũng ngon nhưng thứ rau mà tôi được ăn nhiều nhất bao giờ cũng là khoai tây. 10 năm trước khi tôi đến Nhật để dạy tiếng Anh cho một trường trung học tại Nagano Prefecture, tôi đã được chứng kiến những bữa ăn trưa đầy đủ dinh dưỡng và khác xa với những bữa ăn trưa tôi thường ăn ở trường lúc còn đi học. 3 năm ở Nagano tôi đã cùng ăn bữa trưa ở trường cùng với các em học sinh.
Bây giờ con gái lớn của tôi đang học tiểu học và tôi cảm thấy yên tâm khi biết con bé có thể thưởng thước những bữa ăn trưa lành mạnh mỗi ngày ở trường. Khi tôi đi làm về, câu chuyện của hai bố con thường bắt đầu bằng câu hỏi hôm nay ở trường con ăn gì – điều mà không bao giờ xảy ra khi tôi bằng tuổi con bé bây giờ. Qua lời kể của con bé tôi rất ngạc nhiên về các món ăn - đôi khi chúng giống như các món ăn được phục vụ trong các nhà hàng cao cấp. Các món ăn được các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại trường của con bé lên thực đơn và được liệt kê trong một tờ giấy in cẩn thận với những thông tin hữu ích về các loại thực phẩm đã dùng và thói quen ăn uống lành mạnh.
Khi nói chuyện với con gái tôi và nghĩ về những bữa ăn thời tôi ở Nagano, tôi càng tò mò về những bữa ăn trưa của trẻ ở Nhật. Đặc biệt là về những công việc của các chuyên gia dinh dưỡng ở đây. Để tìm hiểu kỹ hơn tôi đã đi du lịch đến Hino - vùng ngoại ô phía tây của Tokyo cùng với các đồng nghiệp để thăm trường tiêu học Hirayama – ngôi trường được công nhận với những chương trình ăn trưa tiêu biểu đáng học tập
Bữa trưa của trường tiểu học ở Nhật được nấu như thế nào?
Trải qua 40 phút đi tàu điện ngầm từ Shinjuku chúng tôi đến trường tiểu học Hirayama. Sau khi tham quan hệ thống cơ sở vật chất của trường chúng tôi được thầy hiệu trưởng Igarashi Toshiko dẫn đến khu vực nhà bếp – nơi chuẩn bị những bữa ăn trưa cho học sinh được tiến hành từ khoảng 8h sáng.
Có một tấm kính ngăn cách giữa phần bếp và hành lang bên ngoài cho phép các học sinh đi ngang qua có thể ghé vào xem những bữa ăn đang được chuẩn bị như thế nào. Hôm nay trường có món rau và gạọ (gomoku gohan), cá ngừ chiên ướp với nước sốt cay ngọt, súp (sumashijiru), và món rau lá ăn kèm với mè (goma-ae) cùng với một một chai sữa nhỏ cho mỗi khẩu phần ăn. Thực đơn này là ví dụ cho thấy các trường đang cố gắng để giúp học sinh làm quen với càng nhiều món ăn truyền thống của Nhật Bản càng tốt.
Tấm kính trắng cho phép học sinh có thể chứng kiến thức ăn được nướng như thế nào?
Chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu của trường - cô Kawaguchi Yoshie đã nói chuyện với chúng tôi. Cô cho biết nhiệm vụ của buổi sáng là cắt và chuẩn bị các thành phần cho bữa ăn đã hoàn thành. Sau đó chúng tôi được chứng kiến công việc của 4 người đàn ông là đầu bếp làm việc cùng với cô trong bếp ăn của trường. Mỗi ngày họ đều rất bận rộn với công việc chuẩn bị bữa trưa cho hơn 500 học sinh và sau đó dọn rửa và tiếp tục thảo luận, chuẩn bị về các bữa ăn của ngày hôm sau.
Khi được hỏi về những quy đinh và yêu cầu Kawaguchi phải theo khi chuẩn bị các bữa ăn trưa cho trẻ, cô cho biết: 'Hội đồng giáo dục của trường đặt ra một tiêu chuẩn chung là 650calo cho mỗi bữa ăn và chính quyền thành phố Hino đặt ra chi phí cho mỗi khẩu phần ăn của trẻ là ¥ 282 (gần 50 nghìn đồng). Nhiệm vụ của cô là phải lên được thực đơn cho trẻ đảm bảo 2 yêu cầu trên và đáp ứng các yêu cầu về cân bằng về dinh dưỡng và thẩm mỹ đối với trẻ.
Hàm lượng calo và protein trong mỗi bữa ăn sẽ liệt kê trong một tờ giấy 2 tuần/ lần. Và cô cũng phải chịu trách nhiệm báo cáo trước Hội đồng nhà trường về chi tiết của các bữa ăn này.
Các quy định chặt chẽ về vệ sinh như khẩu trang, quần áo của nhân viên nhà bếp, người lạ không được phép ra vào nhà bếp… cũng được kiểm soát nghiêm ngặt. Ngoài ra trường còn tổ chức kiểm tra định kì các thiết bị trong nhà bếp để xác minh rằng chúng đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh. Tất cả các loại rau cũng phải được nấu chín để ngăn ngừa sự bùng phát của vi khuẩn E.coli.
Điều gây ấn tượng mạnh với tôi nhất là lắng nghe giải thích của chuyên gia dinh dưỡng Kawaguchi về các bữa ăn trưa này từ quá trình tạo ra các bữa ăn đến các yêu cầu về vệ sinh nghiêm ngặt. Sự cầu kì thể hiện cả trong việc mua sắm thực phẩm. Trường tiểu học Hirayama quyết định chọn mua 25% trong thành phần thực phẩm là rau được các nông dân địa phương trồng để đảm bảo độ tươi ngon và cũng là cách để tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng địa phương.
Học sinh tiểu học thường có xu hướng kén ăn rau. Kawaguchi cho biết cà rốt và ớt xanh là hai loại rau có xu hướng được ưa chuộng hơn. Các loại rau này đã được xắt nhỏ và biến tấu thành món 'cơm cầu vồng thập cẩm' đã phổ biến và được nhiều học sinh của trường Hirayama yêu thích.
Một khẩu phần ăn đầy đủ dinh dưỡng cho bữa trưa ở trường Hirayama kèm theo một phần sữa nhỏ
Theo các nhân viên nhà bếp, món ăn yêu thích của học sinh ở đây là món cà ri Nhật với cơm trắng. Hương vị của món ăn này có thể thay đổi một chút tùy thuộc vào hôm đó ai phụ trách nấu. 4 nhân viên làm việc trong bếp ăn đều có cách độc đáo riêng để chuẩn bị món ăn này và các thành phần của món ăn cũng khác nhau phụ thuộc vào các loại rau theo mùa.
Thông qua tấm kính trong nhà bếp tôi được chứng kiến việc các nhân viên nhà bếp nấu ăn như thế nào. Mỗi người có một nhiệm vụ khác nhau, họ thực hiện các bước trong những chiếc chậu thép đa năng lớn. Công việc khó khăn nhất có lẽ là chiên cá ngừ. Cá không chỉ nóng mà còn được kiểm tra cẩn thận với mức nhiệt vừa phải để đảm bảo an toàn thực phẩm.
Măc dù mọi thứ ở trong nhà bếp đều rất to nhưng các phương pháp tiếp cận để nấu những món ăn này không khác gì nấu ở nhà. Các đầu bếp sẽ sử dụng những nguyên liệu và gia vị cơ bản với quy mô và số lượng hơn.
Việc nấu ăn không chỉ đòi hỏi sức mạnh cơ bắp, làm việc theo nhóm và phối hợp với nhau để đạt được hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là khoảng thời gian đưa thức ăn ra và phục vục học sinh bởi vì các học sinh lớp lớn thường có khẩu phần nhiều hơn các học sinh lớp bé. Nhân viên nhà bếp sẽ phụ trách chia các phần thức ăn vào khay lớn và kết thúc trước vài phút trước khi bọn trẻ đến lấy thức ăn mang đi.
Trẻ sẽ làm gì và học được gì trong qua bữa ăn trưa ở trường Nhật?
Ngoài việc cung cấp cho học sinh các bữa ăn trưa đầy đủ dinh dưỡng thì bữa ăn trưa ở trường cũng là một phần không thể thiếu để nuôi dưỡng thói quen ăn uống lành mạnh của học sinh và nuôi dưỡng, phát huy những nét nổi bật trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản. Việc khuyến khích trẻ ăn những bữa ăn cân bằng và lành mạnh là cần thiết và quan trọng trong hoàn cảnh các nhà hàng thức ăn nhanh và cửa hàng tiện lợi đang mọc lên khắp nơi ở Nhật. Thực tế, trẻ em ở Nhật không bị béo phì nhiều như ở các nước phát triển và các bữa ăn lành mạnh ở trường chiếm một phần 'công' không nhỏ.
Chuyên gia dinh dưỡng của trường cho biết các bữa ăn của trường tiểu học Hirayama thường lấy gạo là trung tâm. Không chỉ là một bữa ăn khỏe mạnh mà nó còn giúp bảo vệ những giá trị văn hóa ẩm thực của Nhật. Đối với các thế hệ trước, những món ăn này thường xuyên được phục vụ ở nhà nhưng đối với thế hệ học sinh ngày nay thì những món ăn truyền thống như thế này chỉ được phục vụ ở trường.
Phân chia thức ăn
Việc 'phân phối' thức ăn cũng được thực hiện nhờ một 'hệ thống' bài bản. Mỗi ngày các lớp học sẽ chỉ định trên cơ sở luân phiên các bạn học sinh đi lấy thức ăn từ nhà bếp để chuyển lên phòng học. Khoảng 6 học sinh mỗi lớp sẽ chịu trách nhiệm phân phối thức ăn và dụng cụ ăn uống cho các bạn. Đây là cách làm phổ biến trong các hệ thống trường học ở Nhật Bản. Hình thức này không chỉ hiệu quả mà còn là cách tốt để dạy học sinh về trách nhiệm.
Các bạn phụ trách đang cùng thầy đẩy xe thức ăn và dụng cụ ăn về lớp.
Để chứng kiến tận mắt bữa ăn trưa ở trường Nhật tôi đã đứng ngoài để xem. Các học sinh phụ trách phân thức ăn cho các bạn sẽ mặc quần áo đồng phục đáng yêu với mũ trắng và tạp dề đang bận rộn chuyển các món súp, cơm, cá ngừ và món ăn phụ. Các học sinh đã được 'đào tạo' trước những kỹ năng này nên chúng xử lý mọi thứ khá tốt.
Thầy cô giáo phụ trách lớp sẽ mặc chiếc tạp dề in hình Mickey Mouse xinh xắn đang đứng gần đó để giúp học sinh của mình trong trường hợp cần thiết.
Trân trọng thức ăn
Khi các phần ăn đã được chuyển tới từng học sinh, các em sẽ chắp tay và hét lên đồng thanh 'itadakimasu' để tỏ lòng biết ơn khi được ăn uống và báo hiệu việc ăn sắp bắt đầu.
Tiếp theo tôi lên một lớp 5 của thầy Ichinose Hideomi để chứng kiến cảnh lớp lớn ăn. Trong khi bọn trẻ đã gần ăn xong thì thầy Ichinose nói với chúng tôi rằng ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không lãng phí thức ăn. Ông cũng khuyến khích học sinh ăn uống một cách lịch sự bằng cách giữ khủy tay ở trên bàn ăn, ngồi thẳng lưng, cầm đũa đúng cách và ăn uống nhẹ nhàng và ăn hết phần thức ăn của mình.
Học sinh Nhật được dạy cách trân trọng thức ăn.
Tôi đã thắc mắc làm thế nào để thầy kiểm soát được học sinh không lãng phí thực phẩm thì ông nói nửa đùa nửa thật rằng ông đã chủ động bằng cách tự mình ăn hết phần thức ăn của mình để làm gương. Dần dần những đứa trẻ cũng quen và ít khi để thừa thức ăn. Thầy giáo này tự hào về các học sinh của mình vì lớp học của thầy không để thức ăn lãng phí trong vài tháng liền liên tục.
Lúc này tôi cũng đã đói và quay trở lại phòng thầy hiệu trưởng. Tôi mở cửa và khẽ khàng cầm một phần ăn đã được đặt sẵn lên bàn. Thật đáng để chờ đợi, các món ăn ở đây không chỉ hứng thú với học sinh mà hương vị của nó còn rất phù hợp với người lớn. Cá ngừ trông thật đáng yêu, các loại rau củ cũng giòn ở mức thích hợp, tất cả đều sạch sẽ và đáng tin cậy
Trong đầu tôi sẽ nghĩ một cuối tuần nào đó mình sẽ đến thăm quan trường và thưởng thức thêm món cà ri cùng với các loại rau mùa hè.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!