Mới đây, một người phụ nữ trẻ đã phải chấp nhận sống phần đời còn lại với 'cục thịt thừa' ở hai tai vì bị nhiễm trùng, phát triển sẹo lồi sau khi xỏ lỗ tai 3 đến 4 lần.
Người này cho biết cô bắt đầu bấm lỗ tai để đeo khuyên từ năm 17, 18 tuổi nhưng lại không vệ sinh tai, khuyên tai đúng cách. Do đó, cô đã bị nhiễm trùng ở cả hai tai dẫn đến sự phát triển của sẹo lồi.
Sẹo lồi phát triển to không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn tổn hại đến sức khỏe.
Theo bác sĩ Deng Yun (Bệnh viện liên kết của Đại học Hồ Nam, Trung Quốc), xỏ khuyên tai khiến da bị tổn thương, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều protein được gọi là collagen tập trung lại ở vùng da thịt bị tổn thương để chữa lành vết thương.
Trong hầu hết các trường hợp, vết thương do bấm lỗ tai sẽ dần lành lặn và mờ đi. Tuy nhiên, có một số trường hợp, việc bấm lỗ trên tai lại khiến vết thương này không ngừng phát triển, xâm lấn các vùng da bên cạnh. Nó được gọi là sẹo lồi. Dái tai là một trong những vị trí trên cơ thể mà sẹo lồi dễ phát triển nhất (còn có ngực, vai, đầu và cổ).
Nguyên nhân bị sẹo lồi thường xuất phát từ việc người bấm lỗ tai không vệ sinh hoặc vệ sinh tai, khuyên tai không đúng cách. Ngoài ra, sẹo lồi cũng có thể xuất hiện khi vết thương từ việc bấm lỗ tai của bạn không may tiếp xúc với vi khuẩn trong không khí.
Do đó, bạn càng có nhiều lỗ bấm khuyên thì tai bạn càng dễ bị nhiễm trùng. Nếu vết thương từ lỗ bấm khuyên tai của bạn phải tiếp xúc với cả vi khuẩn trong không khí và vi khuẩn 'ẩn náu' ở khuyên tai thì tai của bạn sẽ bị nhiễm trùng cục bộ ở khu vực ống tai.
Bấm từ 1 đến 2 lỗ tai ở dái tai là điều bình thường, ít có khả năng gây tổn thương lớn. Nhưng bấm cả các lỗ khuyên trên mô sụn ở tai không chỉ khiến mô sụn bị tổn thương mà còn dẫn đến nhiễm trùng nặng, có thể lan đến não.
Bianca Hart (Nottingham, Anh) bị nhiễm trùng tai khi xỏ khuyên ở mô sụn. Vết nhiễm trùng của cô bị lan rộng, bác sĩ cảnh báo cô có nguy cơ không chỉ cắt mất tai mà nhiễm trùng còn có thể chạy lên não.
Bianca Hart chia sẻ về lúc mới xỏ khuyên: 'Lúc rời khỏi nơi xỏ khuyên, tai tôi vẫn cảm thấy đau rát nhưng sự phấn khích của tôi đã lấn át cái đau đó. Mãi đến vài ngày sau, tai tôi bắt đầu biến sắc, mủ bắt đầu chảy ra'.Mẹ cô đã nhanh chóng đi mua thuốc kháng sinh nhưng tình hình ngày càng tệ hơn. Tai ngày càng sưng lên khiến cô bị ốm nặng, cứ vài phút lại nôn một lần.
Tai của Bianca Hart bị nhiễm trùng sau một ngày xỏ khuyên ở sụn tai.
Cô cảm thấy hối hận vì đã xỏ khuyên ở sụn tai: 'Tôi ước tôi có thể suy nghĩ thấu đáo hơn trong lúc đó, nếu được lựa chọn lại có lẽ tôi sẽ không xỏ khuyên'.
Việc bấm khuyên ở mô sụn tai mặc dù rất cá tính nhưng lại tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Bởi vì, mô sụn rất mỏng manh. Một khi mô sụn bị thủng, cản trở việc lưu thông máu ở tai, nó sẽ ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Bên cạnh đó, bấm nhiều lỗ khuyên dễ gây biến dạng dái tai, dẫn đến rách dái tai. Nhiều người có sở thích đeo những đôi bông tai to, nặng không chỉ ở một lỗ mà rất nhiều lỗ. Điều này vô tình khiến cho dái tai bị biến dạng, bị kéo dài ra do sức nặng của các đôi bông tai gây nên.
Chảy xệ, thậm chí rách dái tai nếu đeo những đôi bông tai nặng.
Dái tai bị biến dạng không chỉ làm mất thẩm mỹ, mà còn gây tổn thương kết cấu da thịt ở tai. Đeo nhiều bông tai quá sức nặng rất dễ bị rách dái tai, gây chảy máu và làm nhiễm trùng tai. Nếu số lượng lỗ tai càng nhiều, tác hại mang đến theo đó cũng nhân lên gấp từng ấy lần.
Nguồn (Source): QQ, The Sun, Dailymail
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!