Oxytocin được sử dụng cho các phụ nữ gặp vấn đề Rh, bệnh tiểu đường và chứng tiền sản giật trong quá trình sinh nở. Trong nhiều trường hợp, thuốc Oxytocin dùng để tiêu hủy bào thai còn sót trong trường hợp phá thai không hoàn toàn (trường hợp một phần thai hoặc nhau thai vẫn còn lưu lại trong tử cung) hoặc sảy thai. Thuốc này cũng giúp tăng sự co thắt trong giai đoạn chuyển dạ và kiểm soát lượng máu chảy sau sinh.
Oxytocin là một loại protein được sản sinh từ tuyến yên của các loài động vật có vú, bao gồm cả con người. Nó hoạt động bằng cách làm gia tăng lượng canxi có trong các tế bào cơ kiểm soát sự co thắt tử cung. Tháng 11 năm 1980, Hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã ban hành công văn chấp thuận việc sử dụng thuốc Oxytocin trong điều trị y khoa.
Liều dùng
Bạn chỉ nên sử dụng thuốc Oxytocin khi có chỉ định của bác sĩ. Sau đây là một số liều dùng phổ biến nếu bạn được kê toa sử dụng Oxytocin dưới dạng tiêm:
- Liều lượng sử dụng để kích thích co thắt cơ khi sinh thường từ 0,5−1 đơn vị tiêm vào mỗi phút. Thuốc được tiêm vào tĩnh mạch và tăng dần lên 1−2 đơn vị tiêm cứ mỗi 15−60 phút sau đó cho đến khi quá trình co bóp diễn ra;
- Liều lượng dùng để kiểm soát lượng máu chảy sau sinh là từ 20−40 đơn vị tiêm mỗi phút. Sản phụ sẽ được tiêm tổng cộng 10 lần;
- Liều lượng dùng để phá thai là từ 10−20 đơn vị tiêm mỗi phút. Số lần tiêm tổng cộng là 30 lần trong suốt 12 giờ đồng hồ.
Bạn nên đến phòng khám của bác sĩ hay bệnh viện để được tiêm Oxytocin. Nếu thấy trong dung dịch thuốc của mình có các vật thể lạ, dung dịch bị đổi màu, dung dịch trông như thể bị nứt hoặc hư hại, bạn tuyệt đối không nên sử dụng.
Trong trường hợp có những dấu hiệu bất thường của việc lạm dụng Oxytocin (bồn chồn, run rẩy, buồn ngủ, phản ứng chậm, nói lắp, không tỉnh táo), bạn cũng nên lập tức đến gặp bác sĩ ngay.
Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng thuốc Oxytocin là buồn nôn, nôn mửa, các phản ứng do dị ứng quá nghiêm trọng, vẫn tiếp tục chảy máu sau khi sinh, nhịp tim bất thường, huyết áp cao, tử cung có cảm giác sắp vỡ,… Khi gặp những dấu hiệu trên, bạn nên thông báo với bác sĩ ngay lập tức.
Một số tác dụng phụ hiếm gặp khác có thể xảy ra là: nhức đầu, co giật, khó thở, chóng mặt, phát ban, đau vùng chậu hoặc bụng (trầm trọng), nổi ban hoặc ngứa, tăng cân quá nhanh,…
Một vài tác dụng phụ có thể không cần đến điều trị, bởi vì cơ thể của bạn sẽ dần làm quen với các thành phần trong thuốc và các tác dụng phụ này cũng sẽ biến mất. Tuy nhiên, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện nếu phát hiện ra các dấu hiệu do tác dụng phụ gây ra.
Thai phụ và mẹ cho con bú
Trong thời gian mang thai, thuốc Oxytocin chỉ được dùng khi lâm bồn hoặc khi phụ nữ có nhu cầu phá thai. Ngoài ra, bạn sẽ không được kê toa sử dụng Oxytocin và bạn cũng tuyệt đối không nên sử dụng nó.
Nếu bạn sử dụng thuốc Oxytocin trong thời gian đang cho con bú, rất có thể trong sữa của bạn sẽ chứa chất này.
Tương tác của thuốc
Sau đây là một số trường hợp mà bạn cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu họ kê Oxytocin cho bạn:
- Bạn đang cho con bú;
- Bạn đang sử dụng một toa thuốc, một loại thuốc không được kê toa khác, các chế phẩm từ thảo dược hoặc đang áp dụng một chế độ ăn nào đó;
- Bạn bị dị ứng (với thuốc, thức ăn hoặc bất cứ thứ gì);
- Bạn phải sinh mổ, có tiền sử khó sinh hoặc đã từng phẫu thuật tử cung;
- Bạn mắc các biến chứng sau sinh, sợ sinh, chảy máu âm đạo nghiêm trọng hoặc mắc phải tình trạng nhau tiền đạo (nhau thai nằm ở vị trí bất thường trong tử cung);
- Bạn đang sử dụng Droxidopa (thuốc điều trị các vấn đề về huyết áp). Cơ chế hoạt động và tác dụng phụ của thuốc này sẽ làm tăng lượng Oxytocin trong cơ thể bạn sau khi sử dụng và có thể dẫn đến tình trạng cao huyết áp.
Bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu thuốc Oxytocin bạn đang sử dụng có dấu hiệu tương tác với các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Đồng thời, bạn cũng nên cân nhắc việc tư vấn bác sĩ trước khi bắt đầu, ngừng hoặc thay đổi liều lượng thuốc.
Chống chỉ định
Tuyệt đối không nên sử dụng thuốc Oxytocin nếu:
- Bạn bị dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc;
- Đường dẫn sinh của bạn quá nhỏ so với đầu trẻ;
- Thai nhi nằm ở vị trí bất lợi trong tử cung hoặc quá trình sinh nở gặp vấn đề;
- Bạn gặp phải các triệu chứng xấu do sử dụng một số loại thuốc kích thích sinh nở;
- Bạn bị nhiễm vi khuẩn trong máu;
- Bạn không thể sinh thường do một số loại bệnh nhất định (như mụn rộp sinh dục, ung thư cổ tử cung,…).
Bảo quản
Thuốc Oxytocin nên được bảo quản trong nhiệt độ phòng, từ 15−25ºC (tương đương với 59−77º F).
Bên cạnh việc bảo quản thuốc, bạn cũng nên giữ cho kim tiêm và ống tiêm xa tầm tay trẻ nhỏ và thú cưng. Bạn không nên sử dụng lại kim tiêm, ống tiêm hay bất cứ vật dụng nào hỗ trợ cho quá trình tiêm thuốc. Đồng thời, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để biết cách xử lý các vật dụng trên đúng cách.
Hiện nay, thuốc Oxytocin được sử dụng rộng rãi sau khi được FDA chấp thuận. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nó khi đã có sự đồng ý của bác sĩ.
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về thuốc Oxytocin.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Bố mẹ thận trọng khi dùng panadol và aspirin cho con
- Bạn đã biết cách sử dụng thuốc Captopril?
- Thuốc Tanakan hỗ trợ suy giảm trí nhớ ở người lớn tuổi
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!