Bạn biết gì về thuốc Rodogyl? (Phần 2)

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Phụ nữ có thai và cho con bú có nên dùng thuốc Rodogyl không? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những thông tin hữu ích khác về thuốc nhé.

Rodogyl là một loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng vùng răng miệng. Ngoài ra, thuốc này còn được dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng âm đạo, nhiễm trùng ruột,… Vậy bạn biết gì về Rodogyl?

Chắc hẳn bạn đã biết một số thông tin cơ bản về liều dùng, tương tác thuốc và tác dụng phụ của thuốc ở phần 1, hãy cùng Hello Bacsi tiếp tục tìm hiểu những thông tin hữu ích khác về thuốc Rodogyl nhé.

4. Các trường hợp chống chỉ định với Rodogyl

Đôi khi, sẽ có những trường hợp đặc biệt mà bệnh nhân không được sử dụng một loại thuốc hoặc một phương pháp điều trị nào đó, bởi vì chúng có thể gây hại đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của bệnh nhân. Đây được gọi là các trường hợp chống chỉ định. Bạn hoàn toàn không nên xem nhẹ những trường hợp này, bởi vì chúng có thể xuất phát từ chính các tiền sử bệnh lý của bạn.

Sau đây là một số trường hợp chống chỉ định với Rodogyl bạn cần biết: các bệnh nhân bị tổn thương hệ miễn dịch của thần kinh trung ương, bệnh nhân mắc phải các bệnh liên quan đến máu (như huyết áp thấp, huyết áp cao,…), bệnh nhân có vấn đề về gan, phụ nữ ở thời kỳ đầu của quá trình mang thai, bệnh nhân mẫn cảm với metronidazola, spiramycin hoặc imidazole (hoặc mẫn cảm với cả 3).

5. Phụ nữ mang thai

Bệnh nhân là thai phụ được xếp vào trường hợp đặc biệt, vì tác dụng phụ và cơ chế hoạt động của thuốc đối với cơ thể phụ nữ mang thai sẽ đa dạng hơn so với bệnh nhân bình thường. Nguyên nhân là do quá trình trao đổi chất ở phụ nữ mang thai sẽ có những khác biệt nhất định do sự thay đổi hormone và những thay đổi khác trong cơ thể.

Một lý do khác mà thai phụ cần đặc biệt lưu ý, đó là tác dụng của loại thuốc mà họ sử dụng sẽ ảnh hưởng không ít đến thai nhi. Những tác động này sẽ thay đổi trong suốt thời kỳ mang thai, kéo theo sự thay đổi liều lượng thuốc. Do vậy, sự giám sát chặt chẽ của dược sĩ và bác sĩ là vô cùng cần thiết.

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn chưa có thống kê về tác dụng phụ của Rodogyl lên thai phụ. Những ý kiến xoay quanh việc các thành phần của Rodogyl loại Metronidazole có thể len lỏi vào nhau thai và ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục của bào thai chưa hoàn toàn được xác thực. Hiện tại đã có rất nhiều số liệu thống kê từ các tài liệu nghiên cứu trên hơn 5.000 thai phụ được kê đơn thuốc Metronidazole. Một trong số đó nghiên cứu về việc thai nhi có nguy cơ bị sứt môi (có hoặc không có vòm miệng) ngay từ trong tử cung cao hơn khi thai phụ sử dụng Metronidazole.

Tuy nhiên, nghiên cứu này không được chứng thực rõ ràng. Hầu hết các nghiên cứu này đều không chứng minh được nguy cơ bị dị tật từ trong bào thai hay nguy cơ số lượng thai nhi bị tác động xấu sẽ tăng cao ở những thai phụ dùng thuốc Rodogyl. Nguy cơ trẻ sơ sinh bị ung thư cũng không được chứng minh trong các nghiên cứu còn lại. Tuy nhiên, bạn vẫn nên hạn chế sử dụng chúng nếu đang mang thai và phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Hiệp hội Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đã tiến hành chống chỉ định sử dụng Metronidazole để tiêu diệt trùng roi trichomoniasis trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Ở giai đoạn 2 và 3 của bào thai, loại thuốc này sẽ chỉ được dùng vì các mục đích liên quan đến sức khỏe.

6. Phụ nữ đang cho con bú

Khi phụ nữ cho con bú sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, trong sữa của họ cũng sẽ chứa một số thành phần của loại thuốc đó. Trong khi liều lượng thuốc cho mẹ và bé là khác nhau, vì vậy chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Những bệnh nhân đang trong thời gian cho con bú thường là những ca gây khó khăn cho các bác sĩ điều trị. Chị em phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo tư vấn của bác sĩ về tác dụng của các loại thuốc mình đang sử dụng, liệu sữa của mình có còn an toàn để cho con bú hay không.

Nếu mẹ sử dụng Rodogyl loại Metronidazole thì trong sữa sẽ chứa một lượng Metronidazole tương đương với hàm lượng huyết thanh của mẹ. Nếu cần thiết, các mẹ có thể sử dụng loại thuốc này trong thời kỳ tiết sữa để kéo dài quá trình tiết sữa.

Mỗi loại thuốc đều có liều lượng sử dụng, sự tương tác của nó với các loại thuốc khác và có các tác động khác nhau đối với các cơ địa khác nhau… Vì vậy, bệnh nhân nên tham khảo tư vấn và nhờ bác sĩ kê toa khi cần sử dụng thuốc. Tất cả mọi người nên có nhận thức rõ ràng về các loại thuốc mà mình đã, đang và sẽ sử dụng để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, và để có những lựa chọn thông minh hơn khi sử dụng thuốc để điều bệnh.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Metronidazol + Spiramycin (Rodogyl®)
  • Ảnh hưởng thiếu máu do thiếu sắt đến thai phụ và con

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!