Bạn đã ăn mì gói đúng cách?

Dinh dưỡng gia đình - 05/10/2024

6 câu hỏi dưới đây sẽ cho bạn biết nên úp mì với bao nhiêu nước, trong bao lâu, nên ăn cùng thực phẩm nào...

1. Có nên chần mì với nước sôi trước khi nấu?

A. Có

B. Không

2. Có nên bỏ đi gói gia vị khi chế biến mì ăn liền?

A. Nên

B. Không nên

3. Pha mì với bao nhiêu nước là hợp lý?

A. 200ml

B. 300ml

C. 400ml

4. Úp mì trong bao lâu thì ngon?

A. 2 phút

B. 3 phút

C. 4 phút

5. Nêm gia vị trước hay sau khi thả mì?

A. Thả mì trước, nêm gia vị sau

B. Nêm gia vị trước, thả mì sau

6. Nên dùng chung mì ăn liền với thực phẩm nào?

A. Tôm, thịt, trứng

B. Rau củ các loại

C. Cả hai loại trên

Đáp án:

1. Đáp án: B

Bạn đã ăn mì gói đúng cách?

Một số nhà sản xuất còn tẩm nước cốt gà và chiết xuất từ nghệ nhằm tạo màu vàng cho sợi mì

Nhiều người có thói quen chần mì trước khi nấu, nhằm bỏ bớt chất béo trong lớp dầu chiên. Song theo bác sĩ Trần Văn Ký, Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm Việt Nam, hàm lượng chất béo thấm trong vắt mì chiên có thể chiếm 16% khối lượng vắt mì, tạo ra khẩu phần cân đối phù hợp. Với quy trình sản xuất tiên tiến hiện nay, dầu chiên mì được kiểm soát chặt chẽ cả về cả hàm lượng lẫn chất lượng.

Ngoài chất béo, mỗi gói mì 75g cung cấp khoảng 51,4g carbohydrate, 6,9g protein và 350kcal năng lượng vận động. Một số nhà sản xuất còn tẩm nước cốt gà và chiết xuất từ nghệ nhằm tạo màu vàng cho sợi mì. Do đó, chần mì không cần thiết, tốn thời gian, làm mất đi hương vị đặc trưng và dinh dưỡng của sợi mì.

2. Đáp án: B

Bạn đã ăn mì gói đúng cách?

Bỏ gói soup khi ăn mì ăn liền là không cần thiết

Nhiều người cho rằng, gói súp mì ăn liền chứa nhiều bột ngọt, không nên dùng hoặc gia giảm khi ăn.

Bác sĩ Trần Văn Ký lý giải, bột súp được làm bằng phương pháp nấu cô đặc các nguyên liệu rau tươi, xương hoặc thịt, hải sản… cùng gia vị quen thuộc muối, đường, bột ngọt, nước tương, giấm; hương liệu tiêu, ớt.... Trong đó, hàm lượng bột ngọt và muối trong gói gia vị được cơ quan chức năng kiểm tra đạt chuẩn, hàm lượng phù hợp không gây hại cho sức khỏe.

Chuyên gia mách, khi sử dụng mì ăn liền, nên cho hết gói súp đã được định lượng cân bằng với mực nước hướng dẫn trên bao bì, để thưởng thức trọn vẹn hương vị đặc trưng của món ăn. Người ăn nhạt hoặc cần kiêng muối có thể bỏ bớt nước dùng khi ăn.

3. Đáp án đúng: C

Các nhà sản xuất thường khuyến cáo, nấu mì gói với 400ml nước. Đối với mì ăn liền dạng ly, đổ nước sôi vào đến đúng vạch chỉ dẫn. Lượng nước này được tính toán hợp lý để để hòa tan các gói gia vị sao cho vừa miệng.

4. Đáp án đúng: B

Úp mì là cách chế biến đơn giản và nhanh gọn nhất. Thời gian lý tưởng để mì vừa chín tới, không nát là 3 phút. Lưu ý, nên đậy kín nắp tô mì để nước không nguội nhanh.

5. Đáp án đúng: A

Mì ở Việt Nam thường có 3 gói gia vị chính: bột súp, dầu sa tế và rau củ làm tăng hương vị sản phẩm. Một số loại cao cấp còn có thêm gói tôm, thịt heo, bò... Theo thí nghiệm trên kênh FoodCast Hàn Quốc, bà nội trợ nên nấu mì trước, sau đó mới thả gói gia vị, để mì dai và thấm vị hơn.

6. Đáp án đúng: C 

Bạn đã ăn mì gói đúng cách?

Một chút biến tấu sẽ cho bạn tô mì dinh dưỡng – thơm ngon

Mì ăn liền là thực phẩm cơ bản nên cần phối hợp với các thực phẩm khác để cân bằng dinh dưỡng. Bạn nên cho thêm thịt, hải sản, rau, trứng... vào tô mì để tạo bữa ăn giàu dinh dưỡng và thơm ngon hơn.

Ngoài ra, có thể thể lựa chọn một số sản phẩm mì ăn liền hiện nay đã được nhà sản xuất bổ sung tôm, thịt, trứng… nhằm đảm bảo dưỡng chất, đa dạng hóa khẩu vị và cách thưởng thức. Ví dụ như mì Udon, mì không chiên dạng nấu Gochi, mì bổ sung canxi, mì rong biển Wakame...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!