Thực phẩm ăn nhanh: Có lợi hay có hại?

Dinh dưỡng - 11/24/2024

Ngày 18/11, tại Hà Nội, Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học 'Thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại với sức khoẻ con người'.

Hội thảo cung cấp các thông tin khoa học hữu ích về xu hướng sử dụng thực phẩm ăn nhanh và một số vấn đề sức khoẻ, đồng thời cập nhật một số phương pháp cải tiến mới trong sản xuất mì ăn liền và một trong số các thực phẩm ăn nhanh thông dụng ở Việt Nam.

Trong bài báo cáo của mình về sự phát triển của thực phẩm ăn nhanh trong xã hội hiện đại, TS. BS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam đã nêu bật xu hướng phát triển của thực phẩm ăn nhanh, những lợi ích và xu hướng của thực phẩm ăn nhanh trong những năm vừa qua trên thế giới và ở Việt Nam.

Thực phẩm ăn nhanh: Có lợi hay có hại?

Toàn cảnh Hội thảo.

Cũng tại hội thảo, PGS. TS Lê Bạch Mai, nguyên phó Viện trưởng Viện dinh dưỡng đã tập trung phân tích các hiểu lầm thường gặp về mì ăn liền – loại thực phẩm ăn nhanh phổ biến nhất. Ngoài ra, PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh, Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam cũng đã cập nhật thêm một số phương pháp mới đã được khoa học thế giới nghiên cứu áp dụng nhằm nâng cao chất lượng mì ăn liền.

Sau khi được nghe trình bày các báo cáo khoa học, hội thảo đã thảo luận sôi nổi và thống nhất một số điểm chính. Cụ thể, trong những năm gần đây, thực phẩm ăn nhanh đang ngày càng trở nên phổ biến. Thực phẩm ăn nhanh là một loại thực phẩm khá thuận tiện, đa dạng, tiết kiệm thời gian, phù hợp trong nhiều hoàn cảnh sử dụng. Với nhiều tiến bộ kỹ thuật, công nghệ trong sản xuất và nghiên cứu đã có nhiều điều chỉnh phù hợp hơn với nhu cầu dinh dưỡng. Thực phẩm ăn nhanh đang trở thành một xu hướng phát triển tất yếu của xã hội hiện đại. Trong đó, mì ăn liền được coi là một trong số các loại thực phẩm ăn nhanh phổ biến nhất. Các bằng chứng khoa học được trình bày trong Hội thảo đã cho thấy, mì ăn liền không phải là nguyên nhân gây nóng trong người, khó tiêu, ung thư, sỏi thận… Để có một bữa ăn cân đối về dinh dưỡng, cần ăn đúng cách, kết hợp mì ăn liền với các thực phẩm nhóm rau xanh (cung cấp chất xơ, vitamin, khoáng chất) và nhóm thực phẩm giàu đạm.

Thực phẩm ăn nhanh: Có lợi hay có hại?

Người Việt Nam tiêu thụ khoảng 5,2 tỷ gói mì ăn liền mỗi năm.

Trong thời gian tới, các đại biểu cũng đề nghị cần nghiên cứu về cải tiến qui trình sản xuất, về thành phần và hàm lượng dinh dưỡng như bổ sung protein, chất xơ, tăng cường các vitamin và khoáng chất… để không ngừng nâng cao chất lượng mì ăn liền. Đồng thời, cần nghiên cứu phát triển thêm các công thức sản phẩm mì ăn liền mới dành cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em, học sinh, sinh viên, người lao động trí óc nhiều… để mì ăn liền thực sự trở thành một món ăn nhanh cân đối về dinh dưỡng cho nhiều đối tượng với nhiều độ tuổi khác nhau.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!