Dưới đây là một số sai lầm khi sử dụng dụng cụ nhà bếp chống dính mà bà nội trợ cần tránh, theoThe Kitchen.
Nấu ăn bằng dụng cụ chống dính trên nhiệt độ cao
Chất chống dính bản chất hóa học là một loại polyme chịu nhiệt. Có rất nhiều loại chống dính khác nhau tùy thuộc vào giá tiền mà nó có tốt hay không tốt. Tuy nhiên việc nấu ăn trên nhiệt độ cao, sẽ khiến cho lớp chống dính bị bong tróc, điều này rất dễ bị trộn lẫn vào thực phẩm. Và tùy thuộc vào loại lớp phủ chống dính trên chảo mà chất đó có lành mạnh hay gây độc hại.
Nấu ăn bẳng xoong, chảo chống dính trên nhiệt độ cao gây ảnh hưởng tới tuổi thọ chảo và độ an toàn của thực phẩm. Ảnh: Internet.
Tuy nhiên lại có khá nhiều thông tin về việc khi đốt nóng chất chống dính tạo ra hơi khói gây độc. Theo các nghiên cứu, các loại chất chống dính như teflon thường có nguồn gốc từ polyme có tên Polytetrafluoroethylene PTFE.
Ở nhiệt độ bình thường thì không có hại gì, nhưng khi đốt nóng lên từ 300 độ C - 500 độ C thì hợp chất chống dính này sẽ tạo ra lớp khói có chứa các phức chất Perfluoisobutylene, Perfluorooctanoic Acid PFOA và Carbonylcloride - là những chất độc gây tức ngực, khó thở..., có thể gây ung thư và sảy thai.
Sử dụng bình xịt nấu ăn
Không chỉ là chảo chống dính mà bình xịt nấu ăn có thể làm hỏng bất kỳ loại chảo nào, ngay cả khi bạn chỉ nấu rau đơn thuần. Dầu ăn từ bình xịt sẽ tích tụ lên bề mặt của chảo khi đun nóng. Tuy nó không tạo ra hiệu ứng ngay lập tức, nhưng việc lặp đi lặp lại sẽ để lại các cặn xung quanh cạnh chảo. Để làm sạch các mảng cặn này thường rất khó và làm mạnh tay, điều này sẽ ảnh hưởng tới tuổi thọ của chiếc chảo chống dính của bạn.
Dùng thìa kim loại để đảo thức ăn
Sử dụng các vật sắc nhọn như dao hoặc muỗng kim loại để đảo thực phẩm hoặc trút, gạt thức ăn khỏi chảo, cùng với những thứ như len thép (miếng cọ bằng kim loại) để làm sạch, có thể làm xước và hư hỏng lớp phủ chống dính trên chảo. Một khi các lớp phủ trên chảo không dính bắt đầu tróc hoặc bị rỗ, tốt nhất là bạn nên thay thế chúng. Vì khi bị bong tróc, hiệu quả chống dính không những bị giảm mà những vụn chống dính bong tróc có thể lẫn vào đồ ăn của bạn và đi vào cơ thể.
Sử dụng vật nhọn để đảo thức ăn sẽ làm hư hỏng lớp phủ chống dính trên chảo. Ảnh: Internet.
Vì thế, tuyệt đối không nên để các vật cứng làm trầy xước mặt chảo. Với chảo chống dính, dụng cụ bằng gỗ là thích hợp nhất.
Làm sạch chảo chống dính bằng miếng cọ rửa chống trầy xước
Chuyên gia kỹ thuật Act Au của hãng chất chống dính Teflon cho biết, kim loại là kẻ thù của chảo chống dính. Thực tế, rất nhiều người thường quen tay dùng miếng cọ kim loại để rửa chảo, và cho rằng rửa như vậy chảo sẽ sạch hơn.
Nhưng đây lại là một sai lầm, bởi việc chà xát bằng miếng cọ kim loại sẽ khiến lớp chống dính bị bong tróc, không chỉ làm chảo nhanh hỏng, mà khi nấu ăn còn khiến chất độc dễ ngấm vào thực phẩm hơn. Vì vậy, chỉ nên rửa chảo bằng bọt biển hay giẻ mềm.
Rửa chảo khi mới dùng xong
Chuyên gia Mariette Mifflin lưu ý, không nên rửa chảo khi vừa chiên rán xong, do nhiệt độ thay đổi đột ngột dễ khiến chảo bị biến dạng và bong tróc lớp chống dính. Bạn chỉ nên ngâm nước hoặc rửa khi chảo gần nguội. Ngoài ra, việc ngâm giúp cặn muối và thức ăn thừa dễ gột rửa hơn.
Không bảo trì chảo chống dính
Việc bảo trì chảo chống dính có thể giúp chảo của bạn kéo dài tuổi thọ nó còn giúp món ăn trông ngon mắt hơn. Để bảo trì chảo của bạn, chỉ cần rửa sạch và để khô hoàn toàn, sau đó dùng khăn giấy để chà khoảng một muỗng cà phê dầu ăn xung quanh bên trong của chảo.
Nó cũng là một ý tưởng hữu ích để làm mới chảo bằng cách chà một lượng nhỏ dầu khắp lòng chảo mỗi lần trước khi sử dụng nó. Đảm bảo với bạn hiệu quả chống dính của nó sẽ lại như lúc chảo mới mua. Mách bạn: Đó cũng là một bí quyết hay để bạn tráng được món trứng lát mỏng tang mà ko bị rách. Đừng cho nhiều dầu, chỉ cần tráng qua một lớp dầu mỏng khắp mặt chảo là được.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!