Biết mình bị viêm gan B nhờ tình cờ đi khám sức khỏe
Kết quả xét nghiệm cho thấy, men gan tăng cao gần gấp 10 lần chỉ số bình thường. Đồng thời xét nghiệm sàng lọc virus viêm gan B cũng cho kết quả dương tính với nồng độ HbsAg. Sau đó, anh H. được chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm HBcrAg để nhận định đây là trường hợp nhiễm virus viêm gan B cấp hay mãn tính.
Trường hợp này của anh N.H, dựa trên các kết quả xét nghiệm, đặc biệt là xét nghiệm có tính định hướng HBcrAg, anh H. đã ngay lập tức được biết tình trạng bệnh của mình là viêm gan B mạn tính.
Đồng thời, anh được GS.TS Đào Văn Long – Chuyên gia gan mật của PKĐK Hoàng Long tư vấn phác đồ điều trị, cũng như được hướng dẫn chế độ ăn uống, sinh hoạt, hướng tới việc kiểm soát tốt nhất nguy cơ tiến triển của bệnh.
GS.TS Đào Văn Long – Chuyên gia gan mật của PKĐK Hoàng Long tư vấn cho bệnh nhân.
Viêm gan B diễn biến âm thầm hơn bạn nghĩ
Viêm gan B là một bệnh nhiễm trùng gan nghiêm trọng do virus viêm gan B (HBV) gây ra. Nếu bị viêm gan B cấp tính thì người bệnh cần được theo dõi thêm. Trong khi nếu bị nhiễm kéo dài trên 6 tháng thì người bệnh cần được điều trị ngay. Viêm gan B mãn tính làm tăng nguy cơ mắc bệnh suy gan, ung thư gan hoặc xơ gan.
Trong trường hợp bị nhiễm bệnh, người nhiễm virus viêm gan B cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa nhất định giúp ngăn ngừa lây lan virus sang người khác.
Thông thường, người bị viêm gan B sẽ gặp phải một số dấu hiệu như đau bụng, nước tiểu có màu sẫm, sốt, đau khớp, cơ thể mệt mỏi, có cảm giác chán ăn, da và củng mạc mắt vàng… Tuy nhiên, không phải ai cũng có những triệu chứng điển hình này. Mà trường hợp anh N.H là một ví dụ điển hình và được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe tổng quát.
Đường lây chủ yếu của viêm gan B
Đôi khi, việc nhiễm viêm gan B đến rất tình cờ, khi người bệnh chưa kịp phòng bị. Virus viêm gan B có thể lây lan qua đường máu, quan hệ tình dục hoặc các chất dịch cơ thể khác từ người bị nhiễm bệnh.
Nước ta có tỷ lệ mắc viêm gan B cao. Ước tính cứ 8 người Việt Nam có 1 người mắc viêm gan B mạn tính. Trong đó, lây từ mẹ sang con là đường lây truyền phổ biển nhất, do không có thói quen khám sức khỏe tiền sản cũng như không khám thai đầy đủ để được xét nghiệm tầm soát và được tư vấn.
Nếu không điều trị, viêm gan B gây ra những hệ lụy gì?
Người mắc bệnh viêm gan B có nguy cơ bị ung thư gan cao gấp 100 lần so với người không mắc. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 70% các trường hợp tử vong do viêm gan B là vì ung thư gan tiến triển. Đây cũng là ung thư thường gặp và gây tử vong ở nước ta, theo thống kê năm 2013 có tới 31.000 ca tử vong do ung thư gan, đa phần đều phát hiện trễ.
Ngoài ra, người bị viêm gan B mạn tính, nếu không kịp thời điều trị cũng có thể bị các bệnh lý về gan khác như xơ gan, suy gan hoặc ảnh hưởng tới các chức năng khác trong cơ thể.
HBcrAg rút ngắn thời gian xác định giai đoạn của viêm gan B mạn tính
HBcrAg là xét nghiệm được đưa vào quản lý viêm gan virus B mới nhất vừa được Bộ Y tế cấp phép thực hiện. Tại Hà Nội, hiện có rất ít cơ sở y tế đáp ứng được năng lực thực hiện xét nghiệm này mà Phòng khám Đa khoa Hoàng Long là Phòng khám tư nhân triển khai áp dụng.
Theo các chuyên gia nhận định, HBcrAg giúp phân biệt rõ các giai đoạn của viêm gan B mạn tính. Đây là mốc rất quan trọng mà các xét nghiệm trước đây thường không thể hiện được. Trong khi đó, muốn biết chính xác nhất người bệnh đang ở giai đoạn viêm gan B nào, thường phải làm sinh thiết gan. Và kết quả phải đợi sau một khoảng thời gian nhất định mới có.
Như vậy, trong trường hợp của anh N.H có thể rút ra một số nhận xét sau:
- Không phải bệnh nhân nào bị viêm gan B cũng xuất hiện những triệu chứng điển hình. Có những người, diễn tiến bệnh rất âm thầm, chỉ đến khi đi khám mới biết mình mắc bệnh.
- Nhờ xét nghiệm HBcrAg, bệnh nhân đã không phải chờ đợi lâu hay làm thêm sinh thiết gan thì mới biết được mình bị viêm gan cấp hay mạn tính. Nhờ đó, rút ngắn thời gian khám ban đầu và giảm thiểu chi phí khám bệnh cho bệnh nhân;
- Không mất thời gian chờ đợi lâu, không tốn nhiều chi phí, giờ đây người bệnh khi khám viêm gan B đã có thể yên tâm hơn vào lộ trình điều trị của mình.
Có thể nói, xét nghiệm HBcrAg sau khi được Bộ Y tế cấp phép hoạt động theo Quyết định số 3310/QĐ-BYT đã nhanh chóng nhận được những phản hồi tích cực từ các bác sĩ lâm sàng, là một trong những chỉ số giúp bác sĩ theo dõi và đánh giá hiệu quả công tác quản lý bệnh nhân viêm gan mạn tính. Theo đó, người bị viêm gan cũng được tham gia vào quá trình điều trị một cách chủ động và tích cực hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!