Bạn nên bổ sung những chất dinh dưỡng nào cho cơ thể? (Phần 2)

Dinh dưỡng - 11/24/2024

Bổ sung những chất dinh dưỡng tốt là một phần quan trọng trong việc xây dựng lối sống lành mạnh như protein, chất béo, vitamin,...

Chất dinh dưỡng hay thức ăn bổ dưỡng đều là những nguồn cung cấp năng lượng giúp con người và sinh vật duy trì sự sống. Trong khoa học và y học, dinh dưỡng là một ngành khoa học hoặc thực tiễn về cách chọn và bổ sung những chất dinh dưỡng. Vậy bạn đã biết chọn cho mình những thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng hay chưa?

Sự lựa chọn thực phẩm của bạn ngày hôm nay sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn ngày sau  – đồng thời sẽ tác động đến cảm giác của bạn trong hôm nay, ngày mai và trong tương lai.

Hấp thu những dưỡng chất tốt là một phần quan trọng trong việc xây dựng lối sống lành mạnh. Ngoài ra, việc kết hợp với các hoạt động thể chất và chế độ ăn uống có thể giúp bạn đạt được cũng như duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính (như bệnh tim và ung thư) đồng thời thúc đẩy sức khỏe tổng thể của bạn.

Tiếp theo phần 1, Hello Bacsi tiếp tục cung cấp cho bạn thông tin về các chất dinh dưỡng phổ biến nhất mà cơ thể bạn cần được bổ sung.

Chất khoáng

Chất khoáng ăn kiêng là các thành tố hóa học khác mà cơ thể chúng ta cần –  ngoài carbon, hydro, oxy và nitơ.

Các chất khoáng thường được thêm vào một số thực phẩm để bù đắp lại sự thiếu hụt trong chế độ ăn uống và những vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn khác. Ví dụ điển hình nhất là muối iốt được thêm vào để ngăn ngừa sự thiếu hụt iốt của cơ thể – thậm chí ngày nay tình trạng thiếu hụt iốt gây ảnh hưởng đến khoảng 2 tỉ người, đồng thời gây ra những vấn đề về sự chậm phát triển tâm thần và tuyến giáp. Sự thiếu hụt muối iốt luôn là một vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng ở hơn một nửa thế giới.

Các chuyên gia tại Đại học Florida cho biết có hơn 10 loại khoáng chất rất cần thiết cho các quá trình sinh hóa của con người bằng cách giúp xây dựng các cấu trúc và chức năng của cơ thể – cũng như chất điện phân như:

Kali

Kali là một chất điện giải toàn thân (chất gây ảnh hưởng toàn bộ cơ thể), rất cần thiết trong việc điều hòa ATP (một chất mang năng lượng quan trọng trong các tế bào cơ thể đồng thời cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc tạo RNA) cùng với natri.

Tình trạng thiếu hụt kali sẽ dẫn đến sự giảm kali huyết (bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và tim).

Tình trạng thừa kali sẽ dẫn đến sự tăng kali huyết (tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh và tim).

Natri

Natri là một chất điện giải toàn thân và rất cần thiết trong quá trình điều hòa ATP cùng với kali.

Tình trạng thiếu hụt natri sẽ dẫn đến hyponatremia – sự giảm natri huyết (tình trạng gây rối loạn chức năng của các tế bào đồng thời hàm lượng natri quá thấp có thể gây tử vong ở người).

Tình trạng thừa natri sẽ dẫn đến hypernatremia – sự tăng natri huyết (tình trạng này cũng có thể gây rối loạn chức năng của các tế bào, đồng thời hàm lượng natri quá cao cũng sẽ có thể gây tử vong ở người).

Photpho

Photpho là thành phần có trong xương và quá trình sản xuất năng lượng.

Tình trạng thiếu hụt photpho sẽ dẫn đến hypophosphatemia – sự giảm photpho trong máu mà điển hình có thể gây ra bệnh còi xương. Tình trạng thừa photpho sẽ dẫn đến hyperphosphatemia – sự tăng photpho trong máu và thường sẽ gây ra bệnh suy thận.

Kẽm

Một số loại enzyme đòi hỏi cơ thể phải hấp thụ kẽm.

Tình trạng thiếu hụt kẽm sẽ dẫn đến sự hạn chế phát triển chiều cao, bệnh thiếu máu, tăng sắc tố da, gan và lá lách to bất thường, chức năng tuyến sinh dục suy giảm, ảnh hưởng đến khả năng hồi phục vết thương và hệ miễn dịch suy yếu.

Tình trạng thừa kẽm sẽ ngăn chặn cơ thể hấp thụ đồng và sắt.

Mangan

Mangan là một đồng yếu tố trong các chức năng enzyme.

Thiếu hụt mangan sẽ dẫn đến tình trạng buồn ngủ, ngất xỉu, mất thính giác, gân cơ và dây chằng trở nên suy yếu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, tình trạng thiếu hụt này còn là nguyên nhân có thể gây bệnh tiểu đường.

Đồng

Đồng là thành phần của rất nhiều enzyme redox.

Tình trạng thiếu hụt đồng trong cơ thể sẽ dẫn đến bệnh thiếu máu hoặc giảm huyết cầu tổng thể (tình trạng giảm lượng hồng cầu và bạch cầu, cũng như tiểu cầu) và chứng thoái hóa thần kinh.

Tình trạng thừa đồng có thể gây trở ngại cho việc hình thành các tế bào máu. Trong những trường hợp nghiêm trọng, nó sẽ dẫn đến tình trạng co giật, bại liệt, hôn mê và thậm chí là dẫn đến tử vong (tương tự như chứng ngộ độc asen).

Iốt

Iốt rất cần thiết cho việc tổng hợp thyroxine (một dạng của hormone tuyến giáp).

Việc thiếu hụt hay chậm phát triển là một trong số những vấn đề sức khỏe do việc thiếu hụt iốt gây ra. Trái lại, tình trạng thừa iốt có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp.

Mong rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các chất dinh dưỡng cần thiết trong đời sống hằng ngày nhé!

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Chế độ ăn chay của bạn có đủ chất dinh dưỡng chưa?
  • Bạn biết gì về ống nuôi ăn ở trẻ bị bệnh tim?
  • Bài tập và chế độ dinh dưỡng sau phẫu thuật ung thư vú

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!