1. Tê chân
Bị tê chân và chân có cảm giác như bị châm chích là dấu hiệu của bệnh thần kinh ngoại vi. Nguyên nhân có thể là do bệnh tiểu đường hoặc do lạm dụng bia rượu. Khi gặp những dấu hiệu này tốt nhất bạn nên đến bác sỹ để xác định rõ nguyên nhân.
2. Bàn chân lạnh
Nguyên nhân của chân bị lạnh có thể là do bạn thiếu máu hoặc do tuyến giáp bị suy yếu. Bên cạnh đó, tuần hoàn máu trong cơ thể kém cũng có thể là một nguyên nhân gây ra hiện tượng này.
Để hạn chế được tình trạng này, bạn có thể ngâm chân thường xuyên bằng nước ấm.
Ảnh minh họa
3. Đau nhức chân
Khi bàn chân bị đau nhức, bạn thường nghĩ là do giày của bạn gây nên. Nhưng có thể đó là do xương bạn xuất hiện những vết nứt. Vết nứt xuất hiện có thể do bạn tập thể dục ở cường độ quá mạnh hoặc bạn bị loãng xương.
4. Ngón chân có màu trắng, xanh, đỏ
Khi ngón chân của bạn có màu trắng, sau đó chuyển sang xanh nhạt rồi biến thành màu đỏ, cuối cùng trở về với màu bình thường thì đó chính là dấu hiệu của bệnh Raynaud. Bệnh Raynaud cũng có thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp và các vấn đề về tuyến giáp.
5. Móng chân dày và vàng ố
Móng chân vàng cảnh báo sự hoạt động kém hiệu quả của hệ thống miễn dịch trong cơ thể hoặc do bạn sử dụng quá nhiều sơn móng chân khiến móng chân bị tổn thương. Vì thế, bạn nên dừng việc sơn móng chân lại hoặc thăm khám bác sỹ.
6. Đau gót chân
Đau gót chân có thể là dấu hiệu của viêm mạc gang bàn chân, nơi dây chằng dài gắn với xương gót chân. Cơn đau rõ rệt nhất là khi bạn vừa thức dậy và gây áp lực lên bàn chân.
Cũng có thể bạn bị viêm khớp, viêm gân, nhiễm trùng xương, khối u hoặc gãy xương cũng có thể gây đau gót chân.
7. Ngón chân hơi lõm, có vết lõm hình thìa
Ngón chân có vết lõm hình thìa thì đó là biểu hiện của bệnh thiếu máu do không đủ huyết sắc tố, xuất huyết trong cơ thể hoặc kinh nguyệt bất thường nghiêm trọng.
Mệt mỏi là triệu chứng đầu tiên của bệnh thiếu máu, các triệu chứng khác bao gồm khó thở khi đứng lên, chóng mặt hoặc đau đầu.
8. Chân thường xuyên bị chuột rút
Chuột rút xảy ra khi chân bị căng cơ đột ngột hoặc cơ thể bị mất nước. Chính vì thế nếu bạn thường xuyên bị chuột rút thì hãy bổ sung nhiều thực phẩm chứa magie, canxi, kali.
Ngoài ra bạn cũng có thể chườm khăn lạnh vào vùng bị chuột rút hoặc uống một cốc sữa nóng trước khi ngủ.
9. Ngón chân cái to bất thường
Việc đột nhiên ngón chân cái to lên bất thường sẽ là dấu hiệu của bệnh gút, đây là một kiểu viêm khớp, thường do thừa axit uric gây ra. Để tránh điều này, bạn nên quan tâm hơn về khẩu phần ăn của mình.
10. Lở loét ở chân không lành
Nếu như bạn bị loét ở chân một thời gian dài mà vẫn chưa thấy lành thì đó là dấu hiệu cảnh báo lớn về bệnh tiểu đường. Bạn nên rửa sạch sẽ chỗ lở loét và lau khô bàn chân, đi khám bác sỹ, đồng thời kiểm tra vết thương mỗi ngày. Vết loét chậm lành cũng có thể được gây ra do máu lưu thông kém.
11. Vết thâm đen trên bàn chân
Ung thư da có thể làm xuất hiện vết thâm đen trên bàn chân. Nếu bạn thấy xuất hiện những vết thâm đen này ở chân thì bạn nên theo dõi đến chúng để điều trị kịp thời nếu chúng dần lan rộng và biến dạng.
12. Nóng rát bàn chân
Cảm giác nóng bàn chân phổ biến ở những bệnh nhân tiểu đường có tổn thương thần kinh ngoại vi. Ngoài ra, các bệnh như thận mãn tính, lưu thông máu kém ở chân và bàn chân cũng gây nên hiện tượng nóng ở bàn chân.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!