Bất chấp mọi cảnh báo của các chuyên gia, 2 lần sinh con, bà mẹ này đều để nhau thai gắn với con nhiều ngày sau sinh

Làm mẹ - 11/24/2024

Trong khi lợi ích của việc trì hoãn cắt dây rốn đã được chứng minh thì việc giữ dây rốn gắn với nhau thai trong thời gian dài như cách mà bà mẹ 2 con này đã làm lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao.

Lựa chọn liên sinh trong cả 2 lần sinh con

Trong cả 2 lần sinh con, Adele Allen, bà mẹ 2 con đến từ Brighton, Anh, đã lựa chọn phương pháp liên sinh (lotus birth), giữ nhau thai gắn liền với em bé sau khi sinh cho tới khi tự rụng mà không cắt dây rốn. Allen đã chia sẻ chi tiết những lý do cả về thể chất lẫn tinh thần khiến cô quyết định áp dụng phương pháp liên sinh này.

Khi chào đón con đầu lòng, bé Ulysses, Allen luôn phải mang theo bọc nhau cùng con suốt 6 ngày liền. Cô chờ dây rốn nối với cơ thể Ulysses rụng tự nhiên, mà không cần bất cứ sự can thiệp nào. Với bé thứ hai cũng vậy.

Trong một bài viết cho blog Mom.Me, Allen lý giải, cô giữ cho túi nhau 'có mùi dễ chịu' bằng cách rắc lên đó '1 lớp đá muối (rock salt) và cánh hoa hồng trước khi bọc lại bằng một tấm vải muslin'. Tấm vải được thay 2 ngày 1 lần. Để di chuyển em bé, Allen sẽ đặt túi nhau thai vào một chiếc túi giữ lạnh cầm tay để đảm bảo mọi thứ 'sạch sẽ, thoáng khí'.

Bất chấp mọi cảnh báo của các chuyên gia, 2 lần sinh con, bà mẹ này đều để nhau thai gắn với con nhiều ngày sau sinh

Trong cả 2 lần sinh nở, Allen đều chọn phương pháp liên sinh.

Theo Allen, toàn bộ quá trình này mang lại cảm giác 'bản năng' đến nỗi khi sinh con thứ hai, cô cũng chọn sinh bé theo phương pháp liên sinh. Nó tạo cơ hội cho cô kết nối với các con trong vòng nhiều giờ sau khi bé chào đời.

Bà mẹ 2 con không thể nào quên cách cô vẫn được tiếp xúc với con trai mình suốt 5 giờ về mặt thể chất sau khi sinh con. Đây là thời gian chờ đợi để hoàn tất những công việc liên quan tới nhau thai và màng thai. Khi sinh bé gái thứ 2 vào 9 tháng trước, khoảng thời gian này tăng lên thành 12 tiếng.

'Thời gian duy trì kết nối hoàn toàn theo nghĩa đen này với con, khi được tăng lên, đảm bảo tôi có thể gắn kết hơn nữa với bé yêu của mình mà không chịu sự can thiệp nào. Cũng không bị làm phiền bởi các thủ tục như cân bé, tắm bé hay xét nghiệm y khoa không cần thiết', Allen viết.

Bất chấp mọi cảnh báo của các chuyên gia, 2 lần sinh con, bà mẹ này đều để nhau thai gắn với con nhiều ngày sau sinh

Cô dùng muối và cánh hoa hồng rắc lên nhau thai để nó có mùi dễ chịu.

Những người ủng hộ phương pháp liên sinh tin rằng, không cần thiết phải tách rời cơ thể trẻ sơ sinh với phần còn lại của nguồn cung cấp máu chảy từ nhau thai qua dây rốn. Bởi lẽ máu chảy trong động mạch, tĩnh mạch mạch dây rốn thường được tiếp tục trong vài phút sau khi bé chào đời.

Với Allen, lợi ích của phương pháp liên sinh tương tự phương pháp trì hoãn cắt dây rốn. Theo đó, dây rốn sẽ chưa bị cắt rời khỏi cơ thể bé sơ sinh cho tới khi mạch ngừng đập. Làm thế, bé sơ sinh sẽ nhận được 'trọn vẹn 30-50% phần còn lại của nguồn cung máu' và 'các tế bào gốc quan trọng'.

Bất chấp những khuyến cáo của các tổ chức y tế uy tín, Adele Allen vẫn khẳng định rằng nguy cơ nhiễm trùng 'có vẻ không hề cao bởi dây rốn bắt đầu khô đi đã cắt đứt nguồn cung đến nhau thai ngay khi máu và tế bào gốc ngừng di chuyển qua đó để đi vào cơ thể bé'.

Bất chấp mọi cảnh báo của các chuyên gia, 2 lần sinh con, bà mẹ này đều để nhau thai gắn với con nhiều ngày sau sinh

Bà mẹ hạnh phúc với lựa chọn phương pháp sinh nở của mình.

Bất chấp mọi cảnh báo của các chuyên gia, 2 lần sinh con, bà mẹ này đều để nhau thai gắn với con nhiều ngày sau sinh

Chồng Allen đang bế cậu con trai út ngủ say sưa.

Bà mẹ 2 con cũng thừa nhận, cô không biết liệu phương pháp liên sinh thay vì trì hoãn cắt dây rốn có tạo khác biệt gì trong cuộc sống của con mình không, cô chỉ thấy lựa chọn liên sinh 'giúp cô trải nghiệm sinh nở trở nên dễ chịu hơn, được trải nghiệm những giờ đồng hồ quý giá để da tiếp da, để gắn kết với con mà không gặp bất cứ cản trở nào'.

Thuận tự nhiên không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với 'lành mạnh'

Xung quanh niềm tin của bà mẹ này nói riêng và những người lựa chọn phương pháp liên sinh nói chung đã có rất nhiều ý kiến cảnh báo về các mối nguy hiểm có thể xảy ra đe dọa sức khỏe của cả mẹ và con. Theo trang web uy tín The Doctor, dây rốn ngay khi tiếp xúc với nhiệt độ phòng cũng đã bị teo lại và lập tức ngừng vận chuyển máu vào cơ thể bé. Quan điểm của The Doctor là 'thuận tự nhiên' không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với 'lành mạnh'.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định rằng: Thời gian tối ưu để cắt dây rốn cho mọi trẻ sơ sinh bất kể tuổi thai hay trọng lượng thai nhi là khi tuần hoàn máu trong dây rốn ngừng lại, còn dây rốn phẳng và không còn mạch đập. Quá trình này được hoàn tất sau khoảng 3 phút.

Trong khi lợi ích của việc đợi vài phút sau khi bé chào đời mới cắt dây rốn đã được chứng minh thì việc giữ dây rốn gắn với nhau thai trong thời gian dài lại tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng cao.

Tổ chức sản phụ khoa Anh (British Royal College of Obstetricians and Gynecologists) đã đưa ra cảnh báo về trào lưu Liên sinh vào năm 2008 sau khi một số ít phụ nữ Anh áp dụng phương pháp này. 'Nếu giữ nhau thai lại một thời gian sau sinh, nó có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng ở nhau thai và từ đó truyền sang bé', người phát ngôn của tổ chức trên phát biểu.

'Nhau thai đặc biệt dễ nhiễm trùng bởi nó chứa máu. Trong vòng một thời gian ngắn sau sinh, khi dây rốn không còn mạch đập, nhau thai không còn tuần hoàn máu và về bản chất là mô chết. Nếu những người mẹ chọn không cắt dây rốn cho con, chúng tôi khuyến nghị một cách mạnh mẽ rằng, nên giám sát cực kỳ cẩn trọng để phát hiện bất cứ dấu hiệu nhiễm trùng nào của bé', Tổ chức sản phụ khoa Anh nhấn mạnh.

Nguồn: Mom, Daily

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!