Bé 3 đến 4 tuổi biết làm gì?

Gia đình và thai kỳ - 11/28/2024

Hello Bacsi - Bé 3 đến 4 tuổi đánh dấu một mốc phát triển quan trọng, Bé đã trưởng thành trong khá nhiều lĩnh vực đấy, bố mẹ cùng kiểm tra nhé!

3 tuổi đánh dấu một mốc phát triển quan trọng trong cuộc đời của bé, mở ra một thế giới mới nơi bé có thể thoả sức tưởng tượng những điều tuyệt vời nhất. Trong hai năm tiếp theo này, bé sẽ trưởng thành trong nhiều lĩnh vực. Dưới đây là một vài cột mốc phát triển của bé.

Bé 3 đến 4 tuổi biết điều khiển cơ thể làm gì?

  • Biết nhảy và đứng trên một chân trong vòng năm giây;
  • Đi lên xuống cầu thang mà không cần hỗ trợ;
  • Đá bóng về phía trước;
  • Chuyền bóng qua tay;
  • Nếu bé có một quả bóng, bạn sẽ thấy bé dành khá nhiều thời gian để đuổi theo quả bóng đó;
  • Đi về phía trước hoặc lùi về sau một cách nhanh nhẹn.

Các kỹ năng dùng tay ở bé 3 đến 4 tuổi

  • Biết nhìn và vẽ lại hình vuông và hình tròn;
  • Biết vẽ hình người có 2-4 bộ phận cơ thể;
  • Biết sử dụng kéo;
  • Bắt đầu biết nhìn và viết theo một số chữ cái in hoa.

Khả năng ngôn ngữ của bé 3 đến 4 tuổi

  • Hiểu biết các khái niệm “giống nhau” và “khác nhau”;
  • Đã làm chủ được một số quy tắc cơ bản về ngữ pháp;
  • Nói được các câu dài gồm 5-6 từ;
  • Nói rõ ràng đủ cho người lạ hiểu;
  • Biết kể chuyện.

Bé phát triển nhận thức như thế nào?

  • Biết chính xác tên một số màu sắc;
  • Biết cách đếm và có thể hiểu được một vài chữ số;
  • Hiểu được một mặt của vấn đề;
  • Bắt đầu có nhận thức rõ ràng hơn về thời gian;
  • Hiểu và làm theo các lệnh phức tạp ( ví dụ như bé hiểu được câu: “Con nhờ bố lấy cho mẹ cái gối rồi đem đến cho mẹ nhé”);
  • Nhớ lại các phần của một câu chuyện;
  • Hiểu các khái niệm về giống/khác nhau;
  • Biết tưởng tượng và chơi các trò tưởng tượng.

Cảm xúc của bé trở nên đa dạng hơn

Bé 3 đến 4 tuổi biết làm gì?

  • Quan tâm đến những gì mới mẻ;
  • Biết hợp tác với các trẻ khác;
  • Chơi trò gia đình;
  • Ngày càng sáng tạo trong các trò chơi tưởng tượng;
  • Biết tự thay đồ cho mình;
  • Biết cách giải quyết các xung đột;
  • Trở nên độc lập hơn;
  • Nghĩ rằng các hình ảnh không quen thuộc là những con “quái vật”;
  • Nhận thức được bản thân mình là một con người với đủ bộ phận cơ thể có đủ cảm xúc;
  • Thường không thể phân biệt được giữa tưởng tượng và thực tế.

Những dấu hiệu cho thấy bé chậm phát triển ở giai đoạn 3-4 tuổi

Bởi vì mỗi trẻ phát triển theo mỗi tốc độ khác nhau, nên không thể nói chính xác khi nào bé sẽ hoàn thiện một kỹ năng nhất định. Các mốc phát triển sẽ cung cấp cho bạn biết những thay đổi khi con bạn lớn lên, nhưng đừng lo lắng nếu bé mất nhiều thời gian vào một quá trình nào đó. Hãy thông báo cho bác sĩ nhi khoa của bạn nếu  có bất kỳ dấu hiệu sau đây cho thấy bé chậm phát triển ở độ tuổi này như?

  • Không thể chuyền bóng qua tay;
  • Không thể nhảy tại chỗ;
  • Không thể đi xe đạp ba bánh;
  • Không thể cầm bút;
  • Viết hay vẽ một cách khó khăn;
  • Không thể xếp chồng bốn khối;
  • Vẫn khóc hoặc níu kéo mỗi khi bố mẹ đi đâu đó;
  • Không có hứng thú khi chơi các trò chơi tương tác;
  • Phớt lờ những đứa trẻ khác;
  • Không giao tiếp với người nào khác ngoài gia đình;
  • Không biết chơi các trò chơi tưởng tượng;
  • Không chịu thay đồ, ngủ, đi vệ sinh;
  • Không có bất kỳ biểu cảm nào khi tức giận hoặc buồn bã;
  • Không thể nhìn và bắt chước theo hình tròn;
  • Không nói được những câu dài hơn ba từ;
  • Không biết xưng hô một cách thích hợp.

Bố mẹ nên dành nhiều thời gian quan sát, cùng chơi, học và sinh hoạt cùng con để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường và cho con chữa trị kịp thời.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Bé tập thể thao thế nào là vừa sức?
  • Trẻ 3 tuổi: mẹ nên cho con ăn như thế nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!