Thai máy là thời điểm mà mọi mẹ bầu đều mong đợi vì bắt đầu từ khoảnh khắc này, mẹ có thể cảm nhận rõ ràng mọi cử động của bé yêu trong bụng. Vậy thời điểm thai máy bắt đầu từ khi nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Lily & WeCare.
Hiện tượng thai máy là gì?
Thai máy là hiện tượng rất bình thường của thai nhi. Đây không chỉ là một biểu hiện chứng tỏ rằng thai nhi đang hoạt động mà còn là thời điểm quan trọng mà mẹ bầu mong đợi nhất. Thời khắc đó mẹ có thể cảm nhận được những cử động đầu tiên của sinh linh bé bỏng trong bụng mình.
Thời gian bé thai máy là khi nào?
- Tuần thai thứ 12: Thời điểm này mặc dù bé đã khá năng động nhưng mẹ không cảm nhận được điều gì bởi vì kích thước của bé quá nhỏ. Tuy nhiên, mẹ có thể được chứng kiến bé “tập thể dục” khi đi siêu âm.
- Tuần thai thứ 16-18 của thai kỳ: Lúc này, bé đã khỏe mạnh hơn và sẽ di chuyển, nấc cũng như co duỗi cánh tay và cẳng chân nhỏ nhắn. Khoảng đến 16-18 tuần, sự di chuyển của em bé đã trở nên phức tạp. Cụ thể bé có thể đá, vặn vẹo. Một số em bé còn có thể mút ngón tay cái của mình.
Tuần thai thứ 20: Thời điểm này, mẹ thường xuyên nhận ra hoạt động của thai nhi qua những lần va chạm vào thành bụng.
Từ tuần thai thứ 28 của thai kỳ trở đi, em bé trong bụng đã có khả năng cử động khoảng 10 lần trong vòng 12 tiếng đồng hồ. Thậm chí, với những bé “hiếu động” thì số lần cử động này có thể lên tới khoảng 30 lần.
Trên thực tế, hầu hết những người mẹ lần đầu cảm nhận được thai máy là vào tam cá nguyệt thứ hai của họ ( tức là từ khoảng 18-20 tuần). Có nhiều người nói rằng, cảm giác giống như một cơn gió thoảng vậy, cú máy đầu tiên của bé nhẹ như cá vàng bơi lội; hoặc chỉ là cảm giác đói. Sau một vài tuần đầu tiên, lúc ấy thai máy mới trở thành những cú đá. Em bé trong bụng bây giờ “tập thể dục” thường xuyên hơn như xoáy trôn ốc, kéo duỗi và thậm chí là đá để tăng cường cơ bắp và xương. Khi bé lớn hơn một chút, mẹ sẽ cảm thấy có những chuyển động của bé hiện lên trên làn da của mình. Sau đó, mẹ còn có thể sờ được một bàn tay, khuỷu tay và chân của bé.
Bé đạp nhiều có ảnh hưởng gì không?
Sẽ có những ngày mẹ có thể nhận ra bé chuyển động khá nhiều nhưng cũng có ngày, bé lại im ắng như đang ngủ say. Trong một ngày, sự di chuyển của thai nhi cũng khác nhau vào những thời điểm khác nhau. Sự khác biệt trong tần suất chuyển động của thai nhi chính là dấu hiệu thường gặp ở phần lớn thai phụ.
Có không ít người mẹ hiểu nhầm rằng, nếu bé càng đạp nhiều thì chứng tỏ bé càng khỏe mạnh hoặc bé phải chuyển động nhiều lần trong ngày thì mẹ mới yên tâm. Tuy nhiên, mẹ cần biết rằng, bé đạp nhiều bất thường có thể là do bé bị ngạt và thiếu oxy (do dây rốn quấn cổ)... Nếu như không phát hiện kịp thời có thể dễ dẫn tới hiện tượng thai lưu.
Nếu cảm thấy lo lắng về tần suất thai đạp, mẹ nên đi khám sớm. Trên thực tế, không có một mẫu chuẩn nào cho sự hoạt động của bé trong bụng mẹ là chứng tỏ bé đang khỏe mạnh hay đang có “vấn đề”. Chỉ khi đi khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn câu trả lời chính xác nhất.
Những điều thú vị về thai máy mà bố mẹ chưa biết
Không thấy thai máy có phải thai bị chết lưu không?
Cách phòng tránh thai lưu tốt nhất cho bà bầu
Thai nhi đạp nhiều về ban đêm có tốt không?
Khám phá những "trò vui nhộn" của thai nhi khi trong bụng mẹ
Thai máy mỗi lần cách nhau bao lâu?
Thời gian đầu, những lần đạp mà mẹ có thể chú ý ở bé khá ít và cũng cách nhau khá xa. Trên thực tế, có thể có hôm bạn cảm nhận được cơn đạp của con nhưng cũng có hôm lại không thấy gì nữa. Mặc dù em bé trong bụng vẫn chuyển động và đạp thường xuyên trong bụng mẹ nhưng có thể lực chưa đủ mạnh nên bạn khó cảm nhận. Khi bước vào giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, những lần đạp của bé sẽ mạnh và thường xuyên hơn.
Khi bạn ghi lại những lần đạp của con để theo dõi và so sánh với những phụ nữ mang thai khác, đừng nên lo lắng nếu thấy mức độ đạp của con không giống với các bé khác. Vì mỗi em bé có mô hình hoạt động riêng của mình và không theo một khuôn mẫu chính xác nào cả. Nếu mức độ hoạt động bình thường của bé không thay đổi quá nhiều tức là bé đang phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ nên mẹ có thể yên tâm.
Như vậy, vào khoảng tuần thai thứ 18 - 20 mẹ có thể bắt đầu nhận ra bé đang thai máy thông qua việc cảm nhận được bé đạp. Đây là thời gian lưu giữ nhiều kỉ niệm hạnh phúc đáng nhớ của cả 2 mẹ con, tuy nhiên mẹ nên đi khám thai đúng hẹn để biết được tình hình phát triển của bé.
Xem thêm:
- Không thấy thai máy có phải thai bị chết lưu không?
- Những điều thú vị về thai máy mà bố mẹ chưa biết
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!