Bé bị nổi mụn trắng trong miệng, mẹ phải làm gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Trẻ em thường gặp nhiều vấn đề về tay, chân, miệng làm cho trẻ rất khó chịu và không thoải mái trong ăn uống hằng ngày. Rất nhiều trường hợp bé bị nổi mụn trắng trong miệng nhưng do mẹ chưa biết cách điều trị cho bé nên càng làm cho tình trạng bệnh ở bé nặng hơn. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng mụn trắng trong miệng của trẻ là gì và cách khắc phục ra sao?

Trẻ em thường gặp nhiều vấn đề về tay, chân, miệng làm cho trẻ rất khó chịu và không thoải mái trong ăn uống hằng ngày. Rất nhiều trường hợp bé bị nổi mụn trắng trong miệng nhưng do mẹ chưa biết cách điều trị cho bé nên càng làm cho tình trạng bệnh ở bé nặng hơn. Vậy nguyên nhân gây nên tình trạng mụn trắng trong miệng của trẻ là gì và cách khắc phục ra sao?

Biểu hiện của nổi mụn trắng trong miệng trẻ

Thông qua việc chăm sóc và vệ sinh khoang miệng hàng ngày cho bé, mẹ có thể dễ dàng quan sát tình trạng bé có bị nổi mụn trắng trong miệng hay không. Đây là bệnh lý khá lành tính, tuy nhiên nếu không được phát hiện và điều trị bệnh sẽ lây lan nhanh và khó khắc phục.

Vì vậy sau mỗi lần cho bé ti, hay cho bé ăn uống mẹ vệ sinh miệng sạch sẽ cho con và kiểm tra con thường xuyên để có thể phát hiện sớm khi trẻ mắc bệnh. Đa phần các bé bị nổi mụn trắng trong miệng thường là dấu hiệu của bệnh tựa miệng, nên mẹ không cần quá lo lắng. Thông thường, trẻ chỉ mắc bệnh này khi ở 1 hoặc 2 tháng đầu do dùng sữa mẹ và bị cặn sữa tạo nên.

Ngoài ra, khi con có biểu hiện bú ít đi, hoặc không muốn bú và thường quấy khóc thì mẹ nên chịu khó tìm hiểu và kiểm tra trẻ vùng miệng cho bé. Một số trẻ dùng sữa ngoài khi mắc bệnh sẽ bỏ ti bình, không muốn ngậm núm vú giả.

Bé bị nổi mụn trắng trong miệng, mẹ phải làm gì?

Nguyên nhân bé bị nổi mụn trắng trong miệng

Có nhiều nguyên nhân làm cho bé bị nổi mụn trắng trong miệng, phần lớn là do cặn sữa để lại khi bé dùng sữa mẹ trong vòng 2 tháng đầu sau khi sinh. Một số khác lại bị nhiễm trùng do nấm Candida albicans gây nên, đây là loại nấm xuất hiện ở người trưởng thành và các trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên. Nấm thường tập trung xuất hiện ở những vùng ẩm ướt như miệng, niêm mạc, âm đạo... Đặc biệt là do sức đề kháng của bé kém, thì khả năng hình thành nấm ngày càng lớn. Đây cũng chính là lý do mà hầu hết các trẻ đều mắc phải tình trạng nổi mụn trắng trong miệng.

Thêm một nguyên nhân khiến cho trẻ gặp mụn trằng ở trong miệng là chính những thói quen vệ sinh hằng ngày của mẹ không được kỹ lưỡng, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, vi nấm hình thành và lưu trú. Đồi với những bé còn đang trong giai đoạn bú sữa bình, thì việc mẹ không vệ sinh núm vú kỹ sau khi cho con bú cũng là nguyên nhân hàng đầu.

Hoặc nếu trẻ bú sữa mẹ, mà người mẹ không vệ sinh sạch sẽ phần núm vú thì nấm có thể dễ dàng truyền từ mẹ sang con.

Cách khắc phục khi trẻ bị nổi mụn trắng

Khi mẹ thấy trẻ bị nổi mụn trắng ở miệng ngày càng nhiều thì mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ cho bé sử dụng thuốc nystatin, thuốc này được sử dụng để lau lên vùng mụn mà bé bị nổi. Đồng thời các mẹ phải kết hợp vệ sinh sạch sẽ những dụng cụ, quần áo của bé như giặt quần áo sạch sẽ, vệ sinh núm vú, bình sữa, mọi thứ đồ dùng hằng ngày của bé bằng nước nóng có kèm thêm chút giấm để diệt những vi khuẩn tồn đọng lại trong quần áo của bé. Sau đó làm khô những đồ dùng này, tuyệt đối không tạo độ ẩm để vi khuẩn có cơ hội sinh sôi.

Ngoài ra, các mẹ nên thường xuyên rơ lưỡi cho bé bằng dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh hoặc rơ lưỡi bằng nước ấm, khi bé bị nổi mụn trắng ở miệng các mẹ cứ áp dụng phương pháp rơ lưỡi này thường xuyên và đều đặn mỗi ngày 2 lần bé sẽ nhanh chóng khỏi.

Bé bị nổi mụn trắng trong miệng, mẹ phải làm gì?

Khi rà miệng cho trẻ, nếu con còn bú thì mẹ chỉ nên tiến hành sau khi trẻ vừa bú sau 2 giờ. Vì có nhiều bé sẽ hay bị nôn ói, do bị nhạy cảm với tình trạng rơ lưỡi. Mẹ nên chú ý đến việc vệ sinh sạch sẽ ngón tay, móng tay phải bấm sát gọn gàng rồi dùng một miếng gạc nóng hâm hẩm (có nhúng hoặc hấp qua nước sôi) vào ngón trỏ. Sau đó cho một ít thuốc rơ lưỡi lên gạc và đưa vào miệng để rà cho bé.

Khi rà, mẹ không nên đưa ngón tay vào sâu bên trong miệng của bé. Cần vệ sinh cần thận ở phía hai bên má, trên lưỡi, dưới lưỡi, lợi... Chú ý nên rà sạch sẽ khoang miệng, có thể dùng 1 miếng gạc khác để rà lại tránh tình trạng rà không sạch thì sẽ khiến nấm lây ra vùng khác.

Mẹ nên áp dụng phương pháp này, rà miệng cho bé 1 ngày từ 3-4 lần, kèm theo uống các loại thuốc kháng nấm. các vật dụng hàng ngày thật sạch sẽ để tránh được mầm bệnh lây lan.

Lưu ý, tuyệt đối không nên sử dụng mật ong và cam thảo để lau lên vùng mà bé bị nổi mụn trắng ở trong miệng. Tuy cam thảo và mật ong có tính kháng khuẩn cao, có thể làm cho những vết mụn này dịu ngay khi lau. Nhưng hôm sau thì mụn sẽ nổi nhiều hơn và làm cho bệnh của bé trở nên nặng hơn nữa.

Nếu sau khi áp dụng những phương pháp trên mà bệnh không khả quan, mẹ nên cho bé đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!