Trong dịp Tết Bính Thân 2016, nhu cầu đi lại của các gia đình tăng lên rất cao. Việc trẻ theo bố mẹ về quê ăn Tết hay đi đường dài du lịch, chơi xuân khiến nhiều bố mẹ lo lắng vì nhiều em bé không bị mắc chứng say tàu, xe. Nhìn con mệt mỏi, nôn nao, người xanh rớt vì say xe, có bố mẹ nào mà không xót ruột?
Bố mẹ hãy giúp bé tươi tắn trên cả một hành trình dài (Ảnh minh họa: Internet)
Để chống say xe cho trẻ hiệu quả, bố mẹ hãy tham khảo những mẹo nhỏ dưới đây, giúp bé có thể khỏe khoắn, tươi tắn trên cả một hành trình dài.
Quấn khăn khô
Bố mẹ nên quấn khăn khô để giữ ấm từ phía sau gáy ra trước ngực cho bé. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả trong hầu hết các trường hợp.
Xoa dầu gió
Bố mẹ có thể xoa dầu gió vào khu vực thái dương, phần sau gáy, hai lòng bàn tay, cổ tay cho bé. Đây cũng là một phương pháp chống say xe cho bé hiệu quả.
Không cho bé ăn quá no trước khi đi
Không cho bé ăn quá no trước khi khởi hành. Nếu bé bị nôn mửa, hãy cho bé uống một vài ngụm nước. Bố mẹ cũng nên cho bé nhấm nháp một vài chiếc bánh quy giòn trên quãng đường đi.
Nói 'KHÔNG' với đồ chơi hay sách vở
Không làm trẻ phân tâm bằng đồ chơi hay sách vở (Ảnh minh họa: Internet)
Không làm trẻ phân tâm bằng đồ chơi hay sách vở bởi việc tập trung vào những thứ này càng làm tình trạng say xe của trẻ trở nên tồi tệ hơn. Thay vì thế, hãy khuyến khích trẻ tập trung nhìn về phía trước, hướng đến những vật ở khoảng cách thật xa như cây cối, xe cộ, đồi núi,...
Hãy sử dụng âm nhạc
Trẻ em ở mọi lứa tuổi đều có khả năng nhận thức về âm nhạc. Nếu được nghe âm nhạc đúng sở thích của trẻ, trẻ sẽ tạm quên đi cảm giác nôn nao. Do đó, để chống say xe cho trẻ, mẹ hãy cho bé nghe một vài bản nhạc mà bé yêu thích trên đường đi.
Tránh khói thuốc lá
Không hút thuốc lá trên xe khi có trẻ nhỏ đang đi cùng, kể cả khi cửa sổ mở. Hút thuốc lá không chỉ khiến trẻ phải hít những chất độc hại một cách gián tiếp mà còn khiến bé say xe hơn rất nhiều.
Cho bé ngậm hoặc ngửi gừng tươi
Gừng vốn là bài thuốc dân gian chống say xe vô cùng hiệu quả. Hương thơm nồng ấm, dễ chịu lan tỏa từ vài nhánh gừng tươi sẽ giúp bé thoát khỏi cảm giác buồn nôn, chóng mặt khi 'lắc lư' ở trên xe. Bố mẹ có thể cho bé uống nước gừng tươi giã nhỏ pha đường trước khi lên xe hoặc ngậm hay ngửi gừng trên xe. Bên cạnh đó, việc ngửi vỏ quýt tươi cũng có tác dụng tương tự nhờ tinh dầu thơm từ vỏ quýt.
Hương thơm dễ chịu từ vài nhánh gừng tươi sẽ giúp bé thoát khỏi cảm giác buồn nôn (Ảnh minh họa)
Tránh để đầu bé cựa quậy
Hãy mang theo gối ôm hoặc nâng đỡ đầu bé cẩn thận trên xe để tránh tình trạng đầu bé bị di chuyển quá nhiều. Đầu càng lúc lắc, đung đưa nhiều thì trẻ lại càng say xe.
Tránh mùi nặng
Tránh để những loại mùi khó chịu phát tán trên xe. Trong trường hợp bé không đi xe của nhà riêng mà đi xe khách, xe bus, nên cho bé sử dụng khẩu trang. Bố mẹ cũng tránh dùng nước hoa mùi quá nặng hoặc dùng các thiết bị làm thơm xe.
Chọn thời điểm 'chuẩn' để khởi hành
Bố mẹ hãy tính toán thời điểm đưa bé lên xe sao cho khi chuyến đi bắt đầu, bé chuẩn bị nôn nao vì say xe thì cũng là lúc cơ thể bé cảm thấy buồn ngủ và chìm vào giấc ngủ. Khi bộ não của bé không còn thức thì bé sẽ không bị kích thích bởi những yếu tố xung quanh, nhờ đó mà không có cảm giác say xe.
Chọn ghế trước để ngồi
Nên chọn cho bé chỗ ngồi ở nơi thoáng mát. Tốt nhất nên để bé ngồi ở vị trí đằng trước của xe để chống say xe.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!