Bé bị viêm mũi nên uống thuốc gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Không chỉ riêng viêm mũi mà với tất cả các loại bệnh, trẻ em luôn là đối tượng phải sử dụng thuốc đặc biệt vì cơ thể còn non yếu, các hệ cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh. Vậy, bé bị viêm mũi nên uống thuốc gì để vừa chữa được bệnh, vừa hạn chế tới mức thấp nhất những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ?

Không chỉ riêng viêm mũi mà với tất cả các loại bệnh, trẻ em luôn là đối tượng phải sử dụng thuốc đặc biệt vì cơ thể còn non yếu, các hệ cơ quan chưa phát triển hoàn chỉnh. Vậy,bé bị viêm mũi nên uống thuốc gì để vừa chữa được bệnh, vừa hạn chế tới mức thấp nhất những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cả về thể chất và tinh thần của trẻ?

Bé bị viêm mũi nên uống thuốc gì?

Bệnh viêm mũi rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 6 tuổi khi gặp những điều kiện thuận lợi như thời tiết giao mùa, trời đang nóng bỗng chuyển lạnh đột ngột. Viêm mũi có thể biểu hiện cấp hay mạn tính, gồm 2 loại chính là viêm mũi xuất tiết và viêm mũi mủ (viêm mũi do vi khuẩn).Bé bị viêm mũi nên uống thuốc gì sẽ phụ thuộc vào thể viêm mũi mà trẻ mắc phải và từng giai đoạn của bệnh.

Viêm mũi cấp xuất tiết

Viêm mũi cấp xuất tiết chủ yếu do virus gây ra và có thể thành dịch. Trẻ bị viêm mũi xuất tiết thường có biểu hiện ngạt tắc mũi nên khó bú, chảy nước mũi trong, hắt hơi, sốt. Vậy, bé bị viêm mũi nên uống thuốc gìtrong trường hợp này? Cách xử trị cụ thể sẽ theo phác đồ dưới đây:

Toàn thân

- Cho trẻ dùng thuốc hạ sốt paracetamol nếu trẻ sốt trên 38 độ C.

- Thuốc chống xuất tiết: Do virus được xem là kháng nguyên tác động lên mũi gây viêm nên có thể cho trẻ dùng kháng histamin H1 (có tác dụng phong bế các thụ thể H1 ngoại biên, từ đó ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào) với các thế hệ khác nhau như desloratidin, fexofenadin hydoclorid, loratidin, chlorpheniramin maleat,... Thuốc kháng histamin thường được dùng kéo dài khoảng 2 tuần trong mỗi đợt điều trị.

Bé bị viêm mũi nên uống thuốc gì?

- Ngoài ra, có thể cho trẻ dùng kèm thuốc tăng cường chức năng miễn dịch (phổ biến nhất là thuốc chứa thymomodulin) làm tăng cường miễn dịch thông qua việc kích thích sự phát triển của tế bào Lympho B và Lympho T, cũng như kích thích đại thực bào tấn công những tác nhân gây bệnh, từ đó hoạt hóa bạch cầu T và tăng hoạt động tổng hợp kháng thể từ tế bào B làm tan rã những tác nhân gây bệnh ký sinh trong tế bào cơ thể.

Tại chỗ

- Thuốc làm săn khô niêm mạc mũi (nhóm muối bạc Argyrol).

- Thuốc giảm phù nề, chống xung huyết niêm mạc mũi: Thuốc thông dụng hiện nay dùng cho trẻ bị viêm mũi (bao gồm cả trẻ sơ sinh) là xylomethazolin 0,05%, ngoài ra còn có ephedrine 0,1-0,3%, adrénaline 0,01%,...

Viêm mũi mạn tính

Khác với viêm mũi xuất tiết, viêm mũi mạn tính là viêm mũi dị ứng hoạc viêm mũi mủ, thường đi kèm với viêm xoang. Trả lời câu hỏi khi bé bị viêm mũi nên uống thuốc gì, các bác sĩ cho biết trong trường hợp trẻ mắc viêm mũi mạn tính sẽ được cho dùng các loại thuốc sau:

Toàn thân

- Thuốc kháng sinh: Nuôi cấy dịch mũi làm kháng sinh đồ được xem là phương pháp điều trị viêm mũi tối ưu. Kháng sinh thường sử dụng khi bé bị viêm mũi mạn tính phải có phổ rộng để có thể tiêu diệt cả vi khuẩn gram dương, gram âm và vi khuẩn kỵ khí. Do đó, nên dùng nhóm cepholosporin thế hệ III.

- Thuốc chống dị ứng: Cha mẹ nên cho trẻ dùng loại có chứa cellulose, micocrystalline,... theo chỉ định cho trẻ trên 6 tháng tuổi.

Bé bị viêm mũi nên uống thuốc gì?

Tại chỗ

Thuốc chống viêm dạng nhỏ có corticoid như collydexa, polydexa,... dùng dưới 7 ngày. Thuốc chứa corticoid dùng cho mũi với khả năng chống viêm tại chỗ ở những liều không có tác dụng toàn thân. Trẻ từ 3 – 11 tuổi sử dụng điều trị dự phòng bằng nasonex nên dùng 2 – 4 tuần trước thời gian dự kiến bị viêm mũi.

Hoặc phụ huynh có thể pha chế thuốc chữa viêm mũi thành dạng phun sương để dùng kéo dài trong 2 năm, tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ theo sự tiến triển hoặc suy thoái của bệnh để hiệu chỉnh liều lượng liên tục. Khi dùng kéo dài, trẻ phải được kiểm tra định kỳ để theo dõi nhưng thay đổi có thể xảy ra ở niêm mạc mũi. Nếu thấy có nhiễm nấm xuất hiện ở niêm mạc mũi họng phải ngưng điều trị ngay lập tức.

Rửa mũi

Nếu chưa thể đi khám bác sĩ để biết chắc chắn được bé bị viêm mũi nên uống thuốc gì, phụ huynh có thể rửa mũi cho trẻ để giảm bớt hiện tượng thở khò khè, khó thở, thở bằng miệng khiến trẻ khó chịu. Tiện lợi và an toàn nhất là sử dụng nước muối NaCl 0,9% có bán tại các nhà thuốc để rửa mũi cho bé, nên rửa từ 3 – 4 lần/ngày tuỳ theo tình trạng nghẹt mũi của trẻ, nên rửa mũi cho trẻ trước khi bú hoặc ăn.

Trước khi nhỏ, phụ huynh nên ngâm lọ nước muối vào trong nước ấm, sau đó nhỏ thử lên tay của mình rồi mới dùng cho trẻ. Khi rửa mũi, tiến hành rửa từng bên mũi chứ không rửa cùng lúc. Không nên dùng miệng hút mũi cho trẻ bởi nguy cơ lây lan mầm bệnh rất cao, thay vào đó có thể dùng dụng cụ hút mũi đã được tiệt trùng.

Bé bị viêm mũi nên uống thuốc gì?

Lưu ý khác ngoài dùng thuốc

Ngoài thắc mắc bé bị viêm mũi nên uống thuốc gì, cha mẹ cũng cần lưu ý một số điều sau trong quá trình phòng ngừa hoặc điều trị cho trẻ:

- Vệ sinh môi trường sống xung quanh trẻ thật sạch sẽ để không làm bệnh tình của bé nặng hơn.

- Phòng trẻ phải được giữ ấm nếu thười tiết lạnh, có thể đặt 1 chậu nước trong phòng trong những ngày trời quá hanh khô. Khi đi ra đường cần cho bé đeo khẩu trang và nên thay khẩu trang thường xuyên.

- Cách ly trẻ hoàn toàn khỏi khói thuốc lá.

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và nước để tăng sức đề kháng cho trẻ.

- Cần đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn phù hợp với bệnh tình cũng như độ tuổi của trẻ, tuyệt đối không tự ý mua thuốc về cho trẻ uống.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!