Bể bơi công cộng: Đừng nghĩ vừa vui vừa sạch!

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Bơi lội là một cách hay để đành tan cái nóng mùa hè. Tuy nhiên, bể bơi kém cũng tiềm ẩn nhiều căn bệnh nguy hiểm cho cơ thể.

Những ngày nắng nóng mùa hè, bể bơi luôn là địa điểm được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, tình trạng quá nhiều người cùng đến một hồ bơi sẽ gây ra tình trạng quá tải. Lúc này, chất lượng nước bị giảm xuống, lượng vi khuẩn trong hồ tăng lên nhanh chóng, sẵn sàng tấn công những cơ thể không có cách phòng bệnh đúng đắn.

Viêm âm đạo

Khi bạn mặc đồ bơi quá lâu, ngâm mình dưới nước trong thời gian dài, 'cô bé' dễ bị ốm. Nước hồ quá nhiều hoá chất tẩy rửa khiến 'cô bé' dễ bị khô, ảnh hưởng đến chất lượng 'cuộc yêu' và sinh sản. Ngoài ra, vi khuẩn tấn công sẽ gây bệnh viêm âm đạo cho vùng kín. Bể bơi quá tải tồn tại nhiều vi khuẩn không chỉ trong nước mà còn ở thành bể.

Bể bơi công cộng: Đừng nghĩ vừa vui vừa sạch!

Bơi lội không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có tác dụng giải nhiệt trong mùa hè

Thói quen ngồi ở thành bể vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công 'cô bé', đặc biệt nếu dính dịch người mang bệnh viêm âm đạo vẫn còn dính lại. Bệnh dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tác vòi chứng, viêm tử cung, ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản nếu không được điều trị kịp thời.

Nhiễm trùng bàng quang

Clo trong nước sẽ phản ứng với tế bào da, mồ hôi, nước tiểu sinh ra các chất hoá học gây hại cho cơ thể. Nước hồ càng bẩn, lượng độc tố càng nhiều. Khi bạn ngâm mình quá lâu trong nguồn nước bị ô nhiễm, bàng quang dễ bị nhiễm trùng do vi khuẩn trong nước đi vào cơ thể.

Bệnh về da

Nước hồ bơi có quá nhiều hoá chất dễ ảnh hưởng đến làn da. Trong đó, làn da mỏng manh của trẻ nhỏ thường chịu tác động mạnh mẽ hơn. Những bệnh về da như viêm da, mẩn ngứa,… khiến làn da ngứa ngáy, khó chịu. Trẻ gãi nhiều có thể dẫn đến nhiễm trùng da.

Bể bơi công cộng: Đừng nghĩ vừa vui vừa sạch!

Bể bơi càng đông càng tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe

Bệnh đường tiêu hoá

Bể bơi không đảm bảo chất lượng tồn tại rất nhiều vi khuẩn, trong đó có cryptosporidium, gây bệnh tiêu chảy. Bên cạnh đó những bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như viêm dạ dày, lỵ trực khuẩn, cũng tồn tại trong những bể bơi quá tải, không vệ sinh. Những vi khuẩn có hại càng dễ vào cơ thể khi bạn vô tình uống phải nước hồ bơi.

Bệnh về mắt

Hồ bơi không đảm bảo thường có khuẩn chlamydia trachomatis gây bệnh viêm kết mạc. Ngoài ra những bệnh đau mắt đỏ, viêm hạt mắt hay lậu mắt… cũng ẩn nấp trong nguồn nước không đảm bảo. Những người không đeo kính mắt làm nước bẩn xâm nhập dễ dàng vào mắt. Nếu không kịp thời sử dụng thuốc rửa mắt, những chất bẩn này sẽ gây hại cho đôi mắt của bạn.

Bể bơi công cộng: Đừng nghĩ vừa vui vừa sạch!

Hãy chọn bể bơi sạch và bơi đúng cách để đảm bảo sức khỏe

Bệnh về tai

Giống mắt và da, tai là bộ phận khá nhạy cảm. Khi không được bảo vệ, nước bẩn chui vào trong để lại vi khuẩn, chất bẩn ở trong tai. Lâu ngày, chúng gây ra các bệnh khiến bộ phận thính giác của bạn cảm thấy đau nhức, khó chịu. Đặc biệt, nếu bạn mắc các bệnh về tai, việc bơi ở hồ nước bẩn sẽ làm tình trạng bệnh tật chuyển biến xấu.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh từ việc bơi lội, bạn nên lựa chọn những hồ bơi đảm bảo chất lượng, số lượng người bơi không quá nhiều, nước hồ không có màu và mùi lạ. Chuẩn bị đầy đủ tư trang cần thiết để bảo vệ các bộ phận trên cơ thể như kính bơi, thuốc nhỏ mắt, mũi, khăn tắm, quần áo khô. Trước và sau khi bơi nên tắm bằng xà phòng diệt khuẩn. Không uống nước hồ bơi, mặc quần áo ướt về nhà, tắm lại với nguồn nước sạch ở gia đình.

Các bậc phụ huynh cần chú ý đến việc đảm bảo sức khoẻ cho con nhỏ khi bơi lội, không bơi khi quá no, đói.

Phụ nữ nên có biện pháp bảo vệ vùng kín để 'cô bé' được khoẻ mạnh. Nhanh chóng khám và chữa bệnh khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường.

Ảnh minh họa: Internet

Thanh Nguyên

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!