Bé gái bị biến đổi tế bào đánh bại bệnh bạch cầu

Cần biết - 11/24/2024

Điều này thật khó tin, nhưng mùa xuân năm ngoái khi Emma được 6 tuổi, cô bé đã gần chết vì bệnh bạch cầu.

Emma Whitehead đã có thể chạy nhảy xung quanh nhà vào thời gian gần đây, luyện tập nhào lộn và đổ nhào kiểu bóng bầu dục khiến cho cha mẹ của cô bé phải nhăn mày.

Cô bé bị tái phát 2 lần sau khi hóa trị liệu, và bác sĩ không còn lựa chọn điều trị nào khác.

Cố gắng tìm mọi cách để cứu cô bé, cha mẹ của cô đã tìm đến một phương pháp điều trị thử nghiệm tại Bệnh viện Nhi ở Philadelphia, phương pháp trước đó chưa bao giờ được thử nghiệm ở trẻ em, hoặc bất cứ ai có cùng thể bệnh bạch cầu như Emma. Thử nghiệm vào tháng 4, dùng một dạng vi-rút gây AIDS đã bị vô hiệu hóa để tái lập lại về mặt di truyền hệ thống miễn dịch của Emma giúp tiêu diệt tế bào ung thư.

Việc điều trị gần như giết chết cô bé. Nhưng cô bé đã có dấu hiệu thoát khỏi ung thư, và khoảng 7 tháng sau đó bệnh thuyên giảm hoàn toàn. Emma là đứa trẻ đầu tiên và là một trong những người đầu tiên được điều trị bằng kỹ thuật mới đã đạt được mục tiêu tìm kiếm bấy lâu - giúp cho hệ miễn dịch của bệnh nhân tăng khả năng lâu dài chống lại ung thư.

Bé gái bị biến đổi tế bào đánh bại bệnh bạch cầu

Emma được trở lại làm một đứa trẻ lần nữa và trải nghiệm tuổi thơ của mình. (Ảnh minh họa: Internet)

Emma mắc bệnh bạch cầu lympho cấp tính từ năm 2010, khi cô bé mới 5 tuổi, cha mẹ của cô bé - Kari và Tom - cho biết Emma là đứa con duy nhất của họ.

Cô bé là một trong hàng chục bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu tiến triển đã được điều trị thử nghiệm, phương pháp này được phát triển tại Trường Đại học Pennsylvania.

Một công ty dược phẩm lớn - Novartis - đã đặt hy vọng vào nhóm nghiên cứu Pennsylvania và cam kết hỗ trợ 20 triệu đôla Mỹ để xây dựng trung tâm nghiên cứu trong khuôn viên nhà trường nhằm đưa phương pháp điều trị mới ra thị trường.

Hervé Hoppenot, chủ tịch về ung thư học của Novartis, đã gọi đây là nghiên cứu 'tuyệt vời' và có tiềm năng - nếu các kết quả ban đầu được giữ vững - trở thành cuộc cách mạng trong việc điều trị bệnh bạch cầu và ung thư máu có liên quan. Các nhà nghiên cứu cho biết phương pháp tương tự, tái lập lại hệ thống miễn dịch của bệnh nhân, có thể cũng được sử dụng chống lại các khối u như ung thư vú và tuyến tiền liệt.

Các thuốc steroid đôi khi giúp giảm bớt các phản ứng, nhưng chúng không có tác dụng với Emma. Nhiệt độ cơ thể cô bé lên tới 40,6oC. Cô bé phải thở máy, hôn mê và bị sưng phù gần như không thể nhận ra được, bao quanh cô bé là bạn bè và gia đình, những người tới và chuẩn bị nói lời tạm biệt.

Nhưng 11 giờ sau đó, các xét nghiệm máu đã giúp nhóm nghiên cứu có đầu mối về một điều gì đó có thể cứu sống Emma: nồng độ của một trong các cytokine, interleukin-6 (IL-6), đã tăng lên 1000 lần. Các bác sĩ chưa bao giờ nhìn thấy sự đột biến như vậy trước đây và nghĩ rằng đây có thể là lý do khiến cho cô bé ốm nặng hơn.

Tiến sĩ June cho biết một loại thuốc có thể làm giảm IL-6 - con gái của ông đã sử dụng loại thuốc này điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp. Nó chưa bao giờ được sử dụng cho một căn bệnh như của Emma, nhưng đã không còn gì để mất. Bác sĩ điều trị ung thư cho cô bé, tiến sĩ Stephan A. Grupp, đã chỉ định loại thuốc này. Phản ứng của cô bé theo ông cho biết là 'tuyệt vời'.

Trong vòng vài giờ, Emma bắt đầu ổn định. Cô bé tỉnh lại 1 tuần sau đó, vào ngày 2 tháng 5, và hồi phục vào ngày 7; nhân viên phòng chăm sóc đặc biệt đã hát bài hát Chúc mừng sinh nhật.

Kể từ đó, nhóm nghiên cứu đã sử dụng cùng loại thuốc đó, tocilizumab, ở một số bệnh nhân khác.

Nghiên cứu vẫn ở giai đoạn đầu và còn có rất nhiều câu hỏi tồn tại. Các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn lý do mà phương pháp này hiệu quả, hoặc lý do tại sao đôi khi lại thất bại. Một bệnh nhân đã thuyên giảm chỉ sau điều trị 2 lần, và thậm chí sau đó các phản ứng đã chậm lại, khiến cho các nhà nghiên cứu phải ngạc nhiên. Đối với những bệnh nhân không có đáp ứng nào, nhóm nghiên cứu nghi ngờ là nhầm lẫn hàng loạt của tế bào T. Đứa trẻ đã có một sự thuyên giảm tạm thời dường như lại tái phát vì không phải tất cả các tế bào bạch cầu đều có chỉ báo mà được nhắm mục tiêu bởi các tế bào T biến đổi.

Vẫn chưa rõ liệu cơ thể của bệnh nhân có cần các tế bào T biến đổi mãi mãi không. Các tế bào này có một nhược điểm: chúng tiêu diệt tế bào B khỏe mạnh cũng như những tế bào ung thư, khiến bệnh nhân dễ bị một số loại nhiễm trùng, vì vậy Emma và những bệnh nhân khác cần điều trị thường xuyên bằng globulin miễn dịch để ngăn ngừa bệnh tật.

Cho đến nay, cha mẹ của cô bé cho biết, Emma dường như đã hoàn toàn ổn định. Cô bé đã trở lại trường học trong năm nay với các bạn học cùng lớp 2 của mình, do chương trình học khá nặng và cô bé phải đọc khoảng 50 quyển sách mỗi tháng, cô bé tinh quái khẳng định rằng chủ đề yêu thích của mình là ăn trưa và nghỉ giải lao.

Đây là thời gian cho Emma được trở lại làm một đứa trẻ lần nữa và trải nghiệm tuổi thơ của mình.

>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh ung thư máu

Vân Doãn (Nytimes)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!