Bé gái bước vào tuổi dậy thì (từ 10-16 tuổi) sẽ có nhiều thay đổi về tâm lý và sinh lý một cách rõ rệt. Lúc này, mẹ là người cần phải bên cạnh bé để tâm sự, hướng dẫn và giáo dục cho bé, đồng thời giúp cho bé ổn định cảm xúc khi xảy ra những thay đổi tâm lý ở bé gái tuổi dậy thì.
Những thay đổi về tâm lý ở bé gái tuổi dậy thì
Bước vào tuổi dậy thì, bé gái thường hay dễ rơi vào trạng thái lo lắng, buồn rầu hoặc suy nghĩ nhiều về những nhược điểm trên cơ thể mình. Các bé gái cũng như bé trai bắt đầu phát triển lối tư duy trừu tượng một cách rõ rệt và tò mò về những hành vi liên quan đến tính dục.
1. Trưởng thành hơn trong suy nghĩ
Bé gái thường trưởng thành hơn bé trai (dậy thì sớm hơn) do đó thường có sự thay đổi rõ rệt trong suy nghĩ và tư tưởng. Các em thường ý thức được rằng mình không còn là trẻ con nữa nên mong muốn được cha mẹ tôn trọng. Đồng thời, ở một số gia đình có con gái nên bố mẹ quản con rất nghiêm. Tuy nhiên khi bước vào tuổi dậy thì, bé gái sẽ nghĩ rằng mình đã trưởng thành nên bắt đầu không muốn sống trong khuôn khổ của cha mẹ nữa mà muốn “tự do” hơn để khám phá những điều khác bên ngoài cuộc sống.
2. So sánh cơ thể với các bạn cùng lứa
Một trong những thay đổi tâm lý ở bé gái tuổi dậy thì rõ ràng nhất đó là bé bắt đầu quan tâm đến những thay đổi của cơ thể khi so sánh với các bạn cùng lứa. Đặc biệt các bé gái sẽ thường trở nên nhạy cảm thái quá, dễ lo lắng và buồn rầu khi nhận ra những nhược điểm không bằng bạn bè trên cơ thể mình. Các bé gái thường hay so sánh với nhau và bắt đầu muốn chứng tỏ bản thân nhiều hơn bằng việc bắt đầu quan tâm đến việc làm đẹp, thay đổi phong cách.
3. Muốn mở rộng các mối quan hệ bên ngoài
Ở độ tuổi từ 14-16, các bé gái sẽ dành sự quan tâm đặc biệt hơn đến ngoại hình, vóc dáng, ưu nhược điểm trên cơ thể. Lúc này tính cách của bé đã phát triển theo xu hướng mưu cầu sự độc lập, tự khẳng định bản thân đồng thời muốn tách khỏi kiểm soát của gia đình để mở rộng hơn nữa các mối quan hệ trong xã hội, đồng thời muốn tự quyết định các vấn đề liên quan đến mình mà không muốn có sự can thiệp của bố mẹ.
4. Chú ý đến những bạn khác giới
Đây không chỉ là một sự thay đổi tâm lý ở bé gái tuổi dậy thì mà các bé trai cũng vậy. Những rung động đầu đời dễ khiến cho bé nhầm lẫn giữa tình bạn và tình yêu. Tuy nhiên,lúc này tình cảm của các em vẫn là trẻ con với những đặc điểm như dễ thay đổi tình cảm, sớm nắng chiều mưa, khi mong muốn điều gì các em thường muốn có để thỏa mãn ngay nhưng sau khi có được lại dễ chán. Do đặc điểm tâm lý của lứa tuổi này đó là thích tò mò cùng với mong muốn khám khả bản năng cũng như cơ thể của mình nên các em dễ bị bốc đồng, hành động theo bản năng, không ý thức được nguy cơ nên dễ gây ra những hậu quả đáng tiếc.
Tuổi dậy thì ở em gái và những bệnh lý hay gặp
7 nguyên nhân làm giảm kích thước 'cậu nhỏ'
Sự khác nhau giữa dậy thì sớm và dậy thì muộn
Bí kíp giúp bạn dậy thì thành công
Ngực phát triển đến năm bao nhiêu tuổi?
5. Nhạy cảm, dễ xúc động hơn
Những gia đình có con gái tuổi dậy thì chắc chắn sẽ hiểu rõ điều này hơn ai hết. Trong giai đoạn này, bé không còn là một cô nhóc trẻ con vô tư, vô lo vô nghĩ, cũng chưa phải là một người chín chắn trưởng thành và dày dặn kinh nghiệm. Những rung động đầu đời, những lo lắng, suy nghĩ về cuộc sống, áp lực từ việc học hành... trong tuổi dậy thì có thể khiến cho các bé gái trở nên nhạy cảm và dễ xúc động hơn trước mọi vấn đề trong cuộc sống. Trong giai đoạn này, mẹ cần sát sao ở bên cạnh con gái, tâm sự và chia sẻ với con về những khúc mắc hay những suy nghĩ của con để bé có thể giải tỏa cảm xúc, cảm thấy tích cực hơn cũng như dần trưởng thành và biết suy nghĩ đối với nhiều vấn đề trong cuộc sống sau này.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!