Bố mẹ nên biết rằng việc cho bé yêu học ngồi quá sớm có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của xương cột sống, gây biến dạng cột sống của trẻ. Thậm chí nghiêm trọng hơn, khi bé tới tuổi tập đi, bé có thể bị biến dạng bàn chân, bàn tay.
Có nhiều ông bố bà mẹ thường cảm thấy con mình đang phát triển quá chậm, bởi thế mà ngay từ khi trẻ được 3 - 4 tháng đã bắt đầu tập cho bé học ngồi, thậm chí là đứng tại chỗ mà không biết rằng điều đó có thể gây nguy hiểm tới sự phát triển của bé.
Khi bé còn nằm trong bụng mẹ, không gian dành cho bé vốn rất hạn chế, để có lợi cho quá trình sinh nở nên xương của bé lúc này còn rất mềm. Sau khi chào đời, xương của bé mới dần dần phát triển, trở nên dài ra và cứng cáp hơn qua từng ngày. Quá trình này sẽ phát triển và hoàn thành khi con người chúng ta đến 22 - 25 tuổi.
Như vậy, độ cứng và độ đàn hồi của xương ở trẻ sơ sinh là rất yếu và rất dễ bị biến dạng trong khi cơ bắp của bé còn chưa phát triển đầy đủ, bé sẽ không thể chịu đựng được sự di chuyển quá sớm và quá nhiều.
Việc cho bé học ngồi quá sớm có thể sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển của xương cột sống, gây biến dạng cột sống. Thậm chí nghiêm trọng hơn nữa là tới khi bé đến tuổi tập đi, bé có thể sẽ bị biến dạng bàn chân, bàn tay.
Tập ngồi sớm có thể ảnh hưởng đến xương cột sống của trẻ.
Mách mẹ 5 bí quyết tập ngồi cho trẻ
Mách mẹ các loại đồ chơi giúp bé tập ngồi
Mách mẹ cách hay để bé nhanh biết ngồi và bò
Bé tập ngồi bị ngã - Phải làm sao khắc phục?
Những bài tập ngồi giúp bé “vững chãi” cha mẹ nào cũng phải biết
Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ thấy bé có triệu chứng bị còi xương liền cho bé tập ngồi sớm để tắm nắng và đi bộ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên rằng, nếu bé bị còi xương thì bố mẹ nên bổ sung vitamin D cho bé trong thực đơn ăn uống hoặc cho bé ngồi xe đẩy và đi dạo vào lúc sáng sớm. Nếu tình trạng còi xương của bé vẫn không được cải thiện thì bố mẹ có thể cho bé ăn thêm dầu gan cá tuyết và canxi. Đối với trẻ bị còi xương, các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng bố mẹ không nên cho trẻ ngồi hoặc đứng nhiều,
Nhìn chung sự phát triển ở trẻ đều là có quy luật. Sau khi ra đời được 3 tháng, bé có thể dùng hai tay để chống đẩy cơ thể lên. Từ 4 - 5 tháng bé sẽ tập lẫy, từ 7 - 8 tháng tuổi, bé sẽ tập bò. Bắt đầu được 1 tuổi bé mới tập ngồi và tập đi. Khi giúp bé tập luyện, bố mẹ cần nắm vững những mốc thời gian phát triển trên để tránh việc vô tình khiến bé bị tổn thương xương.
Ở trẻ nhỏ, mặc dù ở độ tuổi bằng nhau nhưng do những tác động của môi trường bên ngoài và hoàn cảnh sống, cấu tạo gen khác nhau nên sự phát triển ở mỗi bé là không giống nhau, có thể nhanh hoặc chậm hơn các bạn bè cùng lứa. Bởi vậy, cha mẹ không nên quá lo lắng khi thấy bé yêu của mình phát triển không giống bạn bè. Bố mẹ chỉ cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng ổn định cho bé đồng thời nắm vững quá trình phát triển để có phương pháp phù hợp hỗ trợ bé tập luyện. Như vậy bé sẽ khỏe mạnh và được phát triển toàn diện.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!