Nấm miệng không chỉ xảy ra ở trẻ em

Chăm sóc răng miệng - 11/28/2024

Nấm miệng – hay còn được gọi là bệnh nấm candida ở miệng – là tình trạng nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida là một sinh vật bình thường trong miệng, nhưng đôi khi nó có thể phát triển quá mức và gây ra các triệu …

Nấm miệng – hay còn được gọi là bệnh nấm candida ở miệng – là tình trạng nấm Candida albicans phát triển vượt khỏi tầm kiểm soát ở niêm mạc miệng. Candida là một sinh vật bình thường trong miệng, nhưng đôi khi nó có thể phát triển quá mức và gây ra các triệu chứng.

Nấm miệng có thể gây ra các thương tổn có màu trắng kem, thường là trên lưỡi hoặc má trong. Thỉnh thoảng, nấm miệng có thể xuất hiện và lây lan ở khoang miệng, lợi (nướu), amidan hoặc phía sau họng của bạn.

Mặc dù nấm miệng có thể xảy ra ở bất kỳ ai, trẻ em, người già, hoặc nếu bạn có hệ miễn dịch suy yếu, mắc các bệnh lý hoặc đang dùng một vài loại thuốc nhất định có khả năng bị nấm miệng cao hơn. Nếu bạn khỏe mạnh, nấm miệng không phải là một mối lo ngại, nhưng nếu bạn có hệ miễn dịch suy yếu, nấm miệng có thể trở nên nghiêm trọng và khó chữa trị hơn.

Dấu hiệu và triệu chứng của nấm miệng là gì?

Ban đầu, bạn có thể không nhận ra các triệu chứng của nấm miệng. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng có thể tiến triển dần hoặc đột ngột, và có thể kéo dài trong vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng. Các dấu hiệu và triệu chứng có thể bao gồm:

  • Các vết thương tổn màu trắng kem trên lưỡi, má trong, thỉnh thoảng có thể xuất hiện trên vòm họng, nướu và amiđan.
  • Các vết thương tổn nổi lên trong miệng, có hình dáng giống pho mát.
  • Đau, đỏ trong miệng gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt.
  • Vết thương chảy máu nhẹ nếu bị cào hoặc chà xát.
  • Khóe miệng nứt, đỏ.
  • Cảm giác như có bông (cotton) trong miệng.
  • Mất vị giác.

Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống thực quản – một ống cơ dài nối giữa họng và dạ dày (nấm thực quản). Nếu bị nấm thực quản, bạn có thể khó nuốt hoặc cảm thấy thức ăn như kẹt lại tại cổ họng.

Không chỉ bị những thương tổn trắng đặc trưng trong miệng, con của bạn – đặc biệt là trẻ sơ sinh – có thể gặp khó khăn khi ăn và trở nên kích động hay khó chịu. Bé có thể lây nhiễm nấm cho bạn khi bạn cho bé bú. Nấm có thể lây nhiễm qua lại giữa vú của bạn và miệng của bé.

Nếu vú của bạn nhiễm nấm, bạn có thể có các dấu hiệu và triệu chứng sau:

  • Bất thường màu đỏ, nhạy cảm hoặc ngứa núm vú.
  • Bóng hoặc da tuyết bong ra ở quầng vú.
  • Núm vú đau bất thường khi cho con bú hoặc đau đớn khi ăn,
  • Đau đâm sâu bên trong vú.

Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc nha sĩ.

Bạn nên làm gì khi bị nấm miệng?

Những biện pháp sau đây sẽ giúp bạn ngăn ngừa cơn bùng phát của nấm miệng:

  • Thực hiện tốt vệ sinh răng miệng. Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày và dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày. Thay bàn chải thường xuyên cho đến khi nấm miệng được điều trị khỏi hoàn toàn. Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi phải dùng tay đánh răng, bạn có thể dùng bàn chải điện. Hạn chế dùng nước súc miệng (trừ khi bác sĩ kê cho bạn một loại nước súc miệng chuyên dùng) hoặc nước xịt miệng. Hãy hỏi bác sĩ cách ngăn ngừa nấm lây lan sang răng giả hoặc các thiết bị nha khoa bạn đang đeo.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm. Hòa tan ½ muỗng muối (2.5 ml) vào 1 ly nước ấm (237 ml). Súc miệng nhẹ nhàng, sau đó nhổ ra, không nuốt.
  • Sử dụng miếng dán khi cho bú. Nếu bạn đang cho con bú và bị nhiễm nấm, hãy sử dụng miếng dán để ngăn ngừa tình trạng nấm lây lan sang quần áo của bạn. Hãy chọn miếng dán không có miếng chắn nhựa (miếng chắn nhựa có thể lây nhiễm nấm dễ dàng hơn). Nếu bạn không dùng miếng dán một lần, luôn vệ sinh sạch sẽ miếng dán và áo ngực của bạn bằng nước nóng.

Khi nào bạn cần gặp nha sĩ?

Nếu bạn hoặc con bạn xuất hiện các mảng thương tổn trắng trong miệng, bạn và con bạn nên đến bác sĩ hoặc nha sĩ ngay. Nếu nấm xuất hiện ở trẻ lớn, thanh thiếu niên, hãy đến bệnh viện. Nguyên nhân gây nấm ở trẻ lớn và thanh thiếu niên có thể do một tình trạng bệnh lý nhất định nào đó gây ra.

Bạn nên phòng ngừa nấm miệng như thế nào?

Những phương pháp sau có thể giúp bạn phòng ngừa nấm miệng:

  • Súc miệng. Nếu bạn sử dụng ống hít corticosteroid, hãy súc miệng bằng nước hoặc đánh răng sau khi dùng thuốc.
  • Đánh răng ít nhất hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa hàng ngày hoặc thường xuyên theo sự hướng dẫn của nha sĩ.
  • Nếu bạn dùng răng giả, hãy vệ sinh chúng hàng ngày. Hãy hỏi nha sĩ cách tốt nhất để làm sạch răng giả của bạn.
  • Khám nha khoa định kỳ. Đặc biệt, nếu bạn bị tiểu đường hoặc đeo răng giả, bạn nên hỏi nha sĩ bao lâu bạn nên đi khám nha khoa.
  • Kiểm soát những loại thức ăn bạn dùng. Cố gắng hạn chế các thức ăn có chứa đường hoặc nấm men vì những loại thức ăn này có thể gây gia tăng nấm miệng.
  • Kiểm soát đường huyết nếu bạn bị bệnh tiểu đường. Kiểm soát tốt lượng đường có thể làm giảm lượng đường trong nước bọt, hạn chế sự phát triển của nấm Candida.
  • Nếu bạn đang mang thai và mắc nhiễm nấm âm đạo, hãy điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu có bất kỳ thắc mắc hay đề nghị nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!