Sơ cứu gãy xương, bong gân, bầm tím chân tay đúng cách

Sơ cứu & Phòng ngừa - 03/29/2024

Tìm hiểu về tổn thương cơ, xương và khớp trên Hello Bacsi sẽ cho bạn biết về triệu chứng, phương pháp sơ cứu, cách chăm sóc tại nhà và phòng ngừa hiệu quả.

Khi bị gãy và lệch xương, chân thường có xu hướng dễ bị thương hơn tay và cần phải được bác sĩ chữa trị ngay. Căng hay rách dây chằng thường là hậu quả của việc cơ bị xoắn quá đột ngột và cần được điều trị y tế kịp thời, trừ khi tình trạng ấy không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, hầu hết các vấn đề căng và rách cơ (bong gân) thường là do cố gắng quá sức và có thể chữa trị tại nhà. Nhảy quá sức cũng sẽ gây đau ở cơ trên của chân. Trong khi đó, chạy quá sức (đặc biệt trên địa hình đồi dốc) lại làm đau phần cơ dưới. Bầm tím ở cơ là dạng thương tích thường gặp nhất khi vận động thể thao và hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Các vết bầm xương ở những vùng như khuỷu tay, hông và đầu gối thường là những vết thương nhỏ không đáng kể.

Dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương cơ, xương và khớp là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của tổn thương cơ, xương và khớp thường rất đa dạng và được chuẩn đoán dựa vào mức độ đau đớn và vị trí của vùng bị tổn thương. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được trang bị nhiều kiến thức hơn khi gặp phải những vấn đề về cơ, xương và khớp.

Làm gì để sơ cứu?

Sơ cứu ngay khi nghi ngờ nạn nhân bị nứt gãy xương hoặc bong gân nặng

Khi nghi ngờ nạn nhân bị nứt gãy xương: hãy đưa tới bác sĩ để chụp x-quang. Không được tác động lên vết thương. Hãy nẹp xương cho nạn nhân trước khi di chuyển để đảm bảo phần xương gãy ra không gây tổn hại tới mạch máu. Nếu nạn nhân bị gãy xương nhiều lần, hãy cho bổ sung 800 tới 1200mg canxi mỗi ngày.

Nếu vùng bị thương nằm ở vai hoặc cánh tay

Hãy dùng một mảnh vải hình tam giác góc 80 tới 90 độ để băng lại và dùng bên tay còn lành để đỡ bên tay bị thương.

Nếu vùng bị thương nằm ở chân

Đặt một chiếc khăn tắm giữa hai chân, sau đó sử dụng bên chân còn lành như miếng nẹp cố định và cột phần đùi và cẳng chân lại với nhau. Hãy bế nạn nhân ra xe và không được để bất cứ vật nặng nào lên chân.

Nếu bị thương vùng cổ

Không được xoay hay nắn cổ, không để nạn nhân cử động cho tới khi phần cổ đã được nẹp cố định, hãy gọi 115 để chuyển họ đến bệnh viện gần nhất.

Nghi ngờ bị bong gân mắt cá chân hoặc đầu gối

Hầu hết các vết thương này có thể được chữa trị bằng cách chườm đá lạnh bằng túi chườm hoặc lấy khăn bọc lấy đá và để lên vết thương trong 20 phút và làm liên tục như vậy trong 4 giờ. Sau đó bó vùng bị thương lại liên tục trong 48 giờ bằng băng thun có độ đàn hồi và giữ ở độ cao nhất định. Nếu nạn nhân cảm thấy tê, ngứa hay đau hơn tức là đang bị băng bó quá chặt. Đá và băng bó sẽ giúp giảm đau, chảy máu và sưng tấy để vết thương được lành nhanh hơn. Hãy gác phần cơ thể bị thương lên cao và nghỉ ngơi trong vòng 24h. Nếu vết thương nghiêm trọng hơn, hãy đưa đến bác sĩ để được khám và chữa trị. (bong gân thường phổ biến ở người lớn, trong khi đó trẻ dưới 12 và 14 tuổi thì có thể là nứt gãy xương.)

Các cách chăm sóc tại nhà

Chữa trị các vết bầm xương hoặc cơ

Trong ngày đầu tiên bị thương, hãy chườm đá trong vòng 20 phút từ 3 đến 4 lần một ngày.

Khi thấy đau, cho người bị thương uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Ibuprofen đặc biệt hữu hiệu và có thể dùng ngay mà không cần chỉ định của bác sĩ. (Không để nạn nhân bị chảy máu mô mềm uống aspirin bởi aspirin có khả năng chống đông máu và tăng nguy cơ chảy máu lên tới một tuần.)

Cho nạn nhân nghỉ ngơi và hạn chế vùng bị thương hoạt động càng ít càng tốt. Cơn đau sẽ dịu đi sau 48h nhưng vẫn có thể vẫn còn ê ẩm trong vòng 2 tuần.

Khi bị căng cơ

Những phương pháp chữa trị sau áp dụng cho rất nhiều trường hợp bị đau do luyện tập căng thẳng và leo dốc trong quãng thời gian dài. Hầu hết các vết thương ở cơ có thể được chữa trị tại nhà. Hãy chườm đá lên vết thương trong vòng 20 phút và từ 3 tới 4 lần trong ngày đầu tiên bị thương. Ngoài ra hãy cho nạn nhân uống acetaminophen hay ibuprofen trong vòng 48h. Nếucơ vẫn còn căng sau 48h, hãy để nạn nhân ngâm phần bị căng vào nước nóng trong 20 phút và mát xa nhẹ nhàng. Bạn cũng có thể dùng miếng dán nhiệt nếu biết chính xác vị trí vùng bị đau. Hãy lặp lại việc này cho tới khi tình trạng khả quan hơn.

Hãy để người bị thương thường xuyên tập thời dục và nhớ khởi động trước khi tập. Họ bình phục trở  lại sau 7 ngày.

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất nếu:

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi bác sĩ ngay nếu:

  • Con bạn dưới 6 tháng tuổi;
  • Phần xương bị biến dạng;
  • Con bạn không thể cử động tay một cách bình thường (đặc biệt khi bé kéo tay ra nhưng lại không thể giữ thẳng khuỷu tay và hướng lòng bàn tay lên trên, tức là bé đã bị trật khớp một phần khuỷu tay.);
  • Con bạn không thể đứng vững;
  • Bé đi khập khiễng;
  • Phần cơ ngay gần vết thương không thể cử động thoải mái;
  • Bé bị đau dữ dội;
  • Có tiếng động lạ khi bé bị thương;
  • Bạn cho rằng bé bị thương nặng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay trong giờ làm việc nếu:

  • Người bị thương đi khập khiễng.
  • Phần bị sưng tấy quá lớn, đặc biệt trong vòng 30 phút sau khi bị thương
  • Không ngủ được vì đau.

Phòng ngừa tổn thương cơ, xương và khớp?

Mọi cơ bắp lớn nhỏ trong cơ thể đều hoạt động khi ta nâng một vật lên. Tuy nhiên, những cơ lớn thường hoạt động nhiều hơn để giảm bớt sức nặng lên những cơ yếu hơn khi nâng đồ vật.

Không nên giữ cơ thể ở một tư thế quá lâu trong những hoạt động hàng ngày. Các cơ sẽ trở nên mỏi mệt khi ta thực hiện các hành động như giữ phần hông hướng cong về phía trước quá lâu.

Dùng sức vừa phải khi hoạt động, việc sử dụng cơ quá mức trong thời gian dài sẽ gây áp lực lên các cơ và có thể dẫn đến bị thương.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!