Đừng chủ quan khi bị thú nuôi cắn!

Sơ cứu & Phòng ngừa - 11/24/2024

Bảo vệ sức khoẻ gia đình bạn với những chia sẻ từ chuyên gia của Hello Bacsi về việc bị thú nuôi cắn, đặc biết nếu thú nuôi của bạn chưa được tiêm ngừa.

Hầu hết các vết cắn này là của chó, mèo, chuột, hamster. Những thú nuôi này nếu được chăm sóc và tiêm chủng thì thường sẽ không gây bệnh dại. Điều ta cần lo lắng khi bị thú nuôi cắn không phải là nguy cơ bị dại mà là nguy cơ bị nhiễm trùng từ vết thương. Vết cắn do mèo có nguy cơ bị nhiễm trùng cao gấp 5 lần so với vết chó cắn. Những vết cắn thường có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn so với vết xước. Vết cào cũng nên được xử lý tương tự như vết cắn bởi trên móng động vật cũng có mang nước dãi của con vật.

Dấu hiệu và triệu chứng của vết cắn từ thú nuôi là gì?

  • Sưng đỏ quanh miệng vết thương;
  • Vết thương càng lúc càng đau;
  • Dịch và mủ ứa ra từ vết thương;
  • Tuyến bạch huyết bị sưng;
  • Sốt 38 độ hoặc hơn;
  • Run rẩy.

Bạn nên làm gì?

Đối với vết da rách hoặc vết thủng

Rửa vùng bị thương bằng xà phòng dạng lỏng và rửa dưới nước trong vòng 10 phút trước khi đưa đi bác sĩ. Hãy chà xát vừa phải lên vết thương để nó ứa máu một lần nữa, nhằm rửa sạch các chất độc trong máu. Việc đưa vết thương dưới vòi xối liên tục ngay lập tức là phương pháp tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn cũng cần kiểm tra tình trạng miễn dịch với bệnh uốn ván của bé.

Đối với vết xước hoặc rách nhẹ  

Đối với vết thương không xuyên qua da thì hãy rửa nó với xà phòng và rửa với nước trong vòng 5 phút. Bạn có thể không cần tẩy trùng và băng bó hoặc nếu cần thì chỉ việc băng trong vòng 12h để tránh vết thương bị dây bẩn.

Quan sát thú nuôi

Nếu bạn nghi ngờ thú nuôi bị dại, hãy canh chừng nó và tránh để nó tiếp xúc với người trong vòng 10 ngày. Nếu bạn phát hiện có thú hoang bị dại, hãy báo ngay cho chính quyền địa phương biết để tìm cách giải quyết.

Khi nào bạn cần chăm sóc y tế?

Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu: 

  • Răng hoặc móng đâm xuyên qua da. Ta cần phải chú ý nếu vết thương gây ra bởi mèo bởi nó có nguy cơ bị nhiễm trùng cao;
  • Phần da bị hở toang và có thể cần phải khâu lại;
  • Vết thương gây ra bởi thú nuôi bị bệnh, bị tấn công mà không có lý do hoặc con vật tấn công là thú hoang;
  • Thú nuôi cắn người là thú chưa được tiêm phòng dại. Chú ý: Hầu hết các vết thú nuôi cắn đều cần được bác sĩ khám bởi chúng tiềm tàng nguy cơ bị nhiễm trùng;
  • Bạn nghĩ bé cần được khám bác sĩ.

Gọi cho bác sĩ sau đó nếu:

  • Vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng;
  • Vết thương đau hơn vào ngày thứ hai sau khi bị cắn;
  • Vết đỏ lan rộng vào ngày thứ hai;
  • Bạn cảm thấy tình trạng con ngày càng tệ.

Bạn nên phòng ngừa vết cắn từ thú nuôi như thế nào?

Chọn thú nuôi thân thiện với bé. Giống chó Pitbull Terrier cực kì nguy hiểm với bé. Ngoài ra bạn cũng không nên chọn các giống chó chăn cừu Đức, Dobermans và St. Bernards.

Dạy chó theo lệnh “đứng” và “ngồi” và chỉ cho con bạn cách ra lệnh như vậy cho thú cưng.

Dạy cho con thói quen không chạm vào những con vật lạ, xen vào giữa khi chó đang cắn nhau, lại gần chó đang ăn hoặc đụng vào chó đang ngủ.

Trẻ em dưới 4 tuổi khi ở quanh thú cưng luôn cần được người lớn chú ý theo dõi. Không bao giờ để các bé chọc ghẹo thú nuôi.

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi không bao giờ được để lại một mình với thú cưng trong phòng. Có trường hợp hiếm hoi đã từng được ghi nhận đó là trẻ sơ sinh đang ngủ bị đè chết ngộp bởi một chú mèo.

Hãy tiêm ngừa bệnh dại cho thú cưng nhà bạn. Mũi tiêm đầu tiên cần được tiêm khi thú cưng được 3 hay 4 tháng tuổi.

Dạy con bạn đừng bỏ chạy khỏi chó lạ bởi những hành động nhanh của bé có thể kích thích bản năng săn mồi của chó.

Không bao giờ nuôi thú hoang làm thú cưng. Các loài thú dữ có thể gây nên những vết cắn và khiến cho mặt con bạn bị biến dạng suốt đời.

Các bài viết liên quan đến vết cắn của động vật và cách sơ cứu, bạn hãy tìm hiểu thêm:

Sơ cứu khi bị thú hoang cắn

Nguy cơ đột quỵ do động vật cắn

Nhện cắn – Cách nhận biết và sơ cứu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!