Theo các chuyên gia khuyên rằng các mẹ nên cho bé bú mẹ tròn 6 tháng đầu đời rồi dạy bé bắt đầu học cách ăn dặm. Không ít mẹ tỏ ra bối rối khi bé không chịu nhai chỉ nuốt chửngđồ ăn. Vậy việc nuốt chửng này có ảnh hưởng tới sức khỏe của bé không?
Bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng ảnh hưởng thế nào?
Nhai thức ăn là một quá trình phức tạp buộc bé phải học từ 6 tháng tuổi, nó bao gồm việc học một chuỗi các vận động cơ hàm và lưỡi. Bé thường tập theo nhiều giai đoạn, bắt đầu từ việc dùng lưỡi và hàm trên để nghiền nát thức ăn, sau đó học cách dùng lưỡi để đẩy thức ăn sang hai bên trái phải để cho hàm nghiền thức ăn.
Bé cần dành thời gian để cơ hàm có thời gian phát triển. Do vậy, các mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề bé ăn chậm hay nhè thức ăn cũng như việc bé không chịu nhai mà nuốt chửng.
Việc bé không chịu nhau chỉ nuốt do nhiều nguyên nhân. Phổ biến nhất là do mẹ lạm dụng việc xay thực phẩm khi chế biến thức ăn cho bé. Do các mẹ có tâm lý sợ con bị hóc và gặp khó khăn khi nuốt nên đã tận dụng máy xay mà không hề để ý rằng nó ảnh hưởng tới việc nhai và nuốt của bé.
Và sai lầm của mẹ đó là đã bỏ qua quá trình ăn tập ăn thức ăn thô của bé. Từ tháng 9 trở đi bé có thể chuyển từ ăn bột sang ăn cháo xay. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên cho bé ăn những thực phẩm mềm như chuối, đu đủ, bim bim hoặc bánh. Đến lúc bé 1 tuổi hãy cho bé ăn cùng gia đình cho bé thử ăn các món rau, thịt, cá mềm. Bé sẽ hình thành thói quen nhai và nuốt theo như bố mẹ hay làm.
Việc tập cho con nhai là rất quan trọng, bởi nếu cứ để cho bé nuốt chửng sẽ hình thành thói quen, không còn cảm nhận được sự ngon miệng và gây ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của bé.
Mẹo vặt giúp mẹ thay đổi việc bé không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng
Trước hết, mẹ phải biết cho bé ăn dặm đúng cách đó là ăn đúng tuổi (4-6 tháng tuổi), đúng tư thế cho bé ngồi ăn, tập cho bé thói quen không nhè và nhổ thức ăn ra và đúng cách xay (bột cháo không nên xay mà chỉ cần băm nhuyễn).
Ngoài bữa ăn mềm hay bữa ăn chính mẹ nên cho bé ăn thêm những bữa phụ như bánh hoặc trái cây mềm để bé tập nhai.
- Để cho bé tự mình dùng miệng để khám phá thức ăn: Giai đoạn này mẹ nên mua những đồ vật hợp vệ sinh và chuyên dụng như đồ chơi cho bé tập nứa của những hãng uy tín và an toàn để cho bé tập gặm.
Ăn dặm kiểu Nhật và những lý do khiến mẹ thất bại
Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn dặm
Thực đơn ăn dặm cho trẻ theo gợi ý của viện dinh dưỡng
Nên cho trẻ ăn dặm đồ hải sản từ thời điểm nào là chuẩn nhất?
Bảng dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi mẹ nên biết
Giúp con hoạt động cơ miệng nhiều hơn qua việc nói chuyện và chơi cùng bé.
Giúp con vượt qua tình trạng nôn trớ
Các mẹ không nên đút miếng quá to vì bé không thể nhai được. Ban đầu, mẹ nên đút cho bé bằng hạt ngô hoặc hạt đậu. Ở lần đầu tiên bé có thể thấy không quen nên mẹ hay dạy bé cách nhai hoặc nhai làm mẫu cho bé. Có thể lần đầu bé sẽ ọe nhưng vài lần sau, con sẽ quen dần và biết nhai.
Tạo sự tập trung trong bữa không nên vừa ăn vừa xem tivi, chơi trò chơi, xung quanh quá ồn ào...vì lúc này bé sẽ bị xao nhãng và quên mất việc nhai.
Khi bé đã quen ăn thức ăn mềm, các mẹ nên cho bé tập nhai cháo có độ thô nhiều hơn. Ở bước này, mẹ hãy múc riêng ra một thìa cháo nguyên hạt, xay rối hơn độ mịn bé vẫn ăn một chút, sau đó trộn chỗ cháo này vào bát cháo đã xay nhuyễn của con. Khi cho bé ăn, mẹ hãy theo dõi xem con phản ứng thế nào, nếu bé không chịu được có dấu hiệu nôn ọe thì mẹ nên dừng lại ngay.
Mong rằng sau khi đọc xong bà viết này các mẹ sẽ có thêm kinh nghiệm để giúp bé yêu tập nhai như thế nào cho đúng. Và nếu như tình trạng bé không chịu nhai chỉ nuốt chửng kéo dài hãy đến gặp bác sĩ để nhận được tư vấn cụ thể hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!