Bệnh bạch cầu có chữa được không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh bạch cầu hay ung thư máu hầu hết đều bắt đầu trong tủy xương, nơi máu được sản xuất, các tế bào gốc trong tủy xương trưởng thành và phát triển thành ba loại tế bào máu cơ bản là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Bệnhbạch cầu hay ung thư máu hầu hết đều bắt đầu trong tủy xương, nơi máu được sản xuất, các tế bào gốc trong tủy xương trưởng thành và phát triển thành ba loại tế bào máu cơ bản là hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu.

Bệnh bạch cầu là gì?

Ung thư bạch cầu còn có tên gọi ngắn gọn là bệnh ung thư máu hay bệnh bạch cầu, đây là một loại ung thư ác tính. Căn bệnh này là hiện tượng tế bào bạch cầu trong trong cơ thể người tăng đột biến. Do đó, bệnh còn có tên là bệnh bạch cầu hay bệnh máu trắng.

Bạch cầu trong cơ thể vốn đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ cơ thể, khi loại tế bào này bị tăng số lượng một cách đột biến sẽ phát triển lấn át các loại tế bào máu khác như hồng cầu, tiểu cầu và chúng sẽ ăn các tế bào hồng cầu. Bệnh bạch cầu cũng là căn bệnh ung thư duy nhất không tạo ra u.

Bệnh bạch cầu được chia thành các nhóm khác nhau theo sự từng giai đoạn của bệnh đó là:

- Bệnh bạch cầu mạn:Là thể bệnh có tiến triển chậm, có thể kéo dài nhiều năm. Thời gian đầu của bệnh có thể bệnh nhân sẽ không thấy xuất hiện triệu chứng gì. Để phát hiện được căn bệnh này, thông thường là qua việc thăm khám định kỳ trước khi các triệu chứng của bệnh xuất hiện. Dần dần, các tế bào bạch cầu ác tính tăng sinh trong máu, các triệu chứng xuất hiện như nổi hạch hay nhiễm khuẩn. Lúc đầu các triệu chứng còn ở thể nhẹ, sau đó trở nên nặng hơn.

- Bệnh bạch cầu cấp: Là thể bệnh ác tính hơn, tiến triển nhanh. Ngay khi bệnh bắt đầu, tế bào bệnh bạch cầu non chưa trưởng thành không thể thực hiện được vai trò của tế bào bình thường, nhưng số lượng tăng rất nhanh.

Bệnh bạch cầu có chữa được không?

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh ung thư máu

Căn bệnh ung thư máu là do lượng bạch cầu trong cơ thể sản sinh quá nhiều và quá nhanh trong một thời gian ngắn. Các tế bào bạch cầu được sinh ra để bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân từ bên ngoài, nhưng khi lượng bạch cầu sản sinh quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng bạch cầu ăn hồng cầu. Lúc này, hồng cầu sẽ bị phá hủy dần và người bệnh có dấu hiệu thiếu máu, nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong trong thời gian ngắn.

Việc điều trị bệnh bạch cầu này gặp nhiều khó khăn, nhưng nếu phát hiện sớm thì có thể ứng dụng phương pháp trị liệu, khả năng khỏi bệnh là 80%.

Những triệu chứng của bệnh bệnh bạch cầu

- Người bệnh thường xuyên bị sốt, nhức đầu, dễ cảm lạnh, đau khớp, đây là những triệu chứng thường lặp lại trong thời gian dài. Người bệnh có sức đề kháng yếu do lượng bạch cầu sinh ra lớn nhưng lại không chống lại được vi khuẩn có hại, vì vậy dẫn đến các hiện tượng trên.

- Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, yếu sức và da chuyển sang màu trắng nhạt, vì do lượng hồng cầu trong máu bị thiếu hụt.

- Dễ bị nhiễm trùng, đây là tình trạng do lượng bạch cầu không bình thường sản sinh nhiều trong cơ thể người bệnh nhưng không kháng được vi khuẩn nên bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng.

- Hay bị chảy máu răng, dễ bầm vì khi các tế bào bạch cầu tăng lên thì khả năng đông máu bị giảm xuống.

- Nếu là bệnh nhân nữ sẽ có biểu hiện ra mồ hôi về đêm.

- Đau các khớp, xương, do lượng bạch cầu được sinh ra nhiều tại tủy xương nên gây ra hiện tượng chèn ép tạo ra cảm giác đau nhức các khớp xương. Nếu như tình trạng này kéo dài bạn cần đến các bệnh viện để khám tổng thể.

Bệnh bạch cầu có chữa được không?

Các phương pháp điều trị bệnh bạch cầu

Phương pháp điều trị bệnh bạch cầu phụ thuộc vào mức độ của bệnh và sức khỏe của bệnh nhân. Về cơ bản có một số phương pháp điều trị bệnh bạch cầu như xạ trị, hóa trị, ghép tủy xương, điều trị kháng thể, cấy tế bào gốc, truyền máu để tạo sinh huyết.

Phương pháp Xạ trị

Phương pháp xạ trị là sử dụng các chùm tia năng lượng cao nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư máu. Các bác sĩ cũng có thể sử dụng chùm tia bức xạ để chuẩn bị cho một bệnh nhân sắp ghép tủy xương. Với một liều bức xạ thấp sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch nên cơ thể, vì vậy nó sẽ ít có khả năng từ chối các tế bào của người cho.

Phương pháp Hóa trị

Phương pháp hóa trị là việc sử dụng thuốc uống, thuốc tiêm hoặc thuốc truyền vào dịch não tủy theo từng chu kỳ để tiêu diệt các tế bào ung thư máu.

Phương pháp Ghép tủy hay Cấy tế bào gốc

Đây là phương pháp áp dụng sau khi người bệnh đã trải qua phương pháp hóa trị và phương pháp xạ trị. Những tế bào gốc sẽ được cấy vào người bệnh thông qua một tĩnh mạch lớn. Phương pháp này được đánh giá là hiệu quả hơn cả so với phương pháp trên, với tỷ lệ 50% bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống sau khi thực hiện phương pháp ghép tủy.

Những tác dụng phụ khi điều trị bệnh bạch cầu

Cũng tương tự như điều trị các loại ung thư khác, các phương pháp điều trị ung thư máu đều tiềm ẩn những rủi ro và khó khăn. Bên cạnh đó, người bệnh sẽ phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ như hiện tượng mệt mỏi, chán ăn, rụng tóc, buồn nôn, vô sinh...

Trên đây là những thông tin về bệnh bạch cầumà Lily & WeCare muốn cung cấp đến cho các bạn đọc, hi vọng các bạn đã hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này và biết các triệu chứng của bệnh nhằm giúp phát hiện bệnh sớm hơn để có phương pháp điều trị kịp thời, đảm bảo sức khỏe cho bản thân.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!