Bệnh bạch cầu Lympho mạn có nguy hiểm không?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Bệnh bạch cầu Lympho mạn (CLL) là một trong những loại bệnh ung thư máu và tủy xương, mô xốp ở bên trong xương, nơi các tế bào máu được tạo ra. Vậy khi mắc bệnh này có nguy hiểm không? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu.

Bệnh bạch cầu Lympho mạn (CLL) là một trong những loại bệnh ung thư máu và tủy xương, mô xốp ở bên trong xương, nơi các tế bào máu được tạo ra. Vậy khi mắc bệnh này có nguy hiểm không? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu.

Nguyên nhân của bệnh bạch cầu Lympho mạn

Cho đến nay nguyên nhân của bệnh bạch cầu Lympho mạn vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên một số đối tượng sau có nguy cơ cao mắc bệnh:

  • Gia đình có tiền sử mắc bệnh này.

  • Tuổi tác ảnh hưởng tới việc bị bệnh bạch cầu Lympho mạn, hầu hết người được chẩn đoán mắc này đều trong độ tuổi từ trung niên trở lên.

  • Bệnh thường gặp ở đàn ông nhiều hơn phụ nữ.

  • Những người da trắng có nguy cơ phát triển bệnh này thành ác tính hơn những chủng tộc khác.

  • Tiếp xúc với các hóa chất như: những người bị nhiễm chất độc màu da cam được sử dụng trong chiến tranh, sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường

Triệu chứng của bạch cầu Lympho mạn

Người mắc loại bệnh này thường không có triệu chứng trong thời gian dài. Tuy nhiên theo thời gian, có thể xuất hiện một số các triệu chứng sau:

  • Sưng các hạch bạch huyết ở vùng cổ, nách, bụng hay phần háng.

  • Cảm thấy khó thở.

  • Đau hay cảm thấy khó chịu trong dạ dày bởi bệnh khiến lá lách bị sưng.

  • Cơ thể mệt mỏi

  • Đổ mồ hôi đêm ra nhiều

  • Sốt và nhiễm trùng

  • Chán ăn, giảm cân không mong muốn

Bệnh bạch cầu Lympho mạn có nguy hiểm không?

Điều trị bệnh bạch cầu Lympho mạn

Ở giai đoạn đầu, bệnh bạch cầu lympho mạn không cần phải điều trị. Tuy nhiên người bệnh cần thường xuyên tới các bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi chặt chẽ tình trạng sức khỏe nhất.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị khi xuất hiện các thay đổi bất thường như số lượng các tế bào lympho bên trong máu tăng lên một cách nhanh chóng, số lượng các tế bào máu đỏ giảm và sưng hạch bạch huyết nghiêm trọng.

Một số phương pháp điều trị như

  • Hóa trị: Việc điều trị bệnh bạch cầu Lympho mạn bằng cách sử dụng thuốc nhằm giúp tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của những tế bào ung thư trong cơ thể.

  • Liệu pháp miễn dịch: Đây là liệu pháp mà các bác sĩ sử dụng những kháng thể trong phòng thí nghiệm để tấn công vào các tế bào ung thư, mà không làm tổn hại tới các tế bào lành tính. Liệu pháp này thường được các bác sĩ kết hợp với hóa trị trong điều trị ban đầu.

  • Xạ trị: thông thường người bệnh này không cần điều trị bằng xạ trị. Phương pháp chỉ được áp dụng để giúp làm giảm tình trạng sưng hạch bạch huyết hay lá lách hoặc một số bộ phận khác gây đau cho người bệnh.

  • Phương pháp kết hợp hóa trị với cấy ghép tế bào gốc.

Bệnh có nguy hiểm không?

Theo như tiên lượng bạch cầu Lympho mạn sống thêm trung bình khoảng 6 năm và 25% số bệnh nhân sống trên 10 năm. Bệnh khi ở giai đoạn 0 hoặc giai đoạn 1 có thể sống thêm trung bình là 10 năm.

Mặc dù chưa có các chẩn đoán cụ thể nhưng bệnh bạch cầu gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng người bệnh vẫn có thể sống được nhiều năm. Nếu bệnh nhân ở trong giai đoạn này vẫn sống bình thường. Các bệnh nhân ở trong giai đoạn III hay IV chỉ có thể sống thêm trung bình dưới 2 năm.

Bệnh bạch cầu thể lympho được áp dụng điều trị bằng cách đối phó. Điều trị tích cực cho bệnh nhân dạng bị bệnh hợp lý giúp cho tiến triển theo chiều hướng tốt.

Bệnh bạch cầu Lympho mạn có nguy hiểm không?

Các biến chứng của bệnh bạch cầu Lympho mạn

Nếu như bệnh bạch cầu Lympho mạn không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng sau:

Bệnh sẽ chuyển đổi sang dạng tích cực hơn của bệnh ung thư. Một số nhỏ người có bệnh bạch cầu lymphocytic mạn có thể phát triển ở một hình thức tích cực hơn của bệnh ung thư gọi là khuếch tán B - cell lymphoma lớn.

Thường xuyên bị nhiễm trùng, những người bị bệnh này có thể bị nhiễm trùng thường xuyên. Trong hầu hết trường hợp, những bệnh nhiễm trùng là bệnh nhiễm trùng về đường hô hấp thông thường, tuy nhiên đôi khi nhiễm trùng nghiêm trọng hơn có thể phát triển.

Người bị bệnh bạch cầu lymphocytic mạn có nguy cơ gia tăng những loại ung thư khác, như sarcoma Kaposi 's, khối u ác tính và ung thư bàng quang, dạ dày, phổi và cổ họng.

Thói quen sinh hoạt hạn chế diễn biến của bệnh

Việc bị bệnh bạch cầu Lympho mạn cần có được một thói quen sinh hoạt điều độ, hợp lý như:

  • Nghe theo sự hướng dẫn của bác sĩ;

  • Thường xuyên tới thăm khám và xét nghiệm định kỳ để biết được biến chứng và tiến triển của bệnh;

  • Tích cực các hoạt động như tập thể dục nhẹ, tập yoga, mát-xa để giảm đi sự mệt mỏi do thiếu máu gây ra;

  • Tránh dùng các sản phẩm từ sữa hoặc trái cây tươi và rau quả sau khi hóa trị;

  • Tránh việc bị ngoại thương gây chảy máu;

  • Không sử dụng aspirin hoặc những sản phẩm có chứa aspirin mà bác sĩ không cho phép;

  • Ăn thức ăn đã được nấu chín;

  • Tiêm vắc xin để phòng bệnh truyền nhiễm bởi sức đề kháng yếu.

Có thể thấy rằng nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh bạch cầu Lympho mạn sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe, dẫn tới các biến chứng nguy hiểm. Cần thường xuyên khám sức khỏe định kì giúp tầm soát bệnh.

Xander - Địa chỉ xét nghiệm máu tổng quát uy tín

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển, các dịch vụ y tế xuất hiện ngày càng nhiều. Trong số đó phải kể đến dịch vụ xét nghiệm tại nhà. Bạn đã quá chán nản vì phải mất thời gian đến các bệnh viện công để chờ tới lượt xét nghiệm? Vậy thì hãy thử ngay hình thức xét nghiệm mới với dịch vụ Xét nghiệm tại nhà Xander.

Với dịch vụ tiện ích này, mẫu xét nghiệm sẽ được lấy ngay tại nhà bạn, sau đó mang đến phòng lab của bệnh viện đối tác để tiến hành làm xét nghiệm. Kết quả sẽ được gửi trả tận nhà hoặc qua địa chỉ email. Bạn sẽ không mất công chờ đợi lấy mẫu cũng như đợi kết quả như khi thực hiện tại các bệnh viện công. Hơn nữa, bạn còn tránh được việc phải tiếp xúc với môi trường đông người nhiều mầm bệnh.

Xét nghiệm tại nhà Xander cam kết chi phí thực hiện không đắt hơn giá niêm yết tại các bệnh viện đối tác. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi đến xét nghiệm tại đây.

Hiện nay, tại Xander đang cung cấp gói dịch vụ xét nghiệm tổng quát giúp theo dõi và phát hiện sớm bệnh để người bệnh kịp thời nắm bắt tình trạng sức khỏe và có định hướng điều trị bệnh đúng liệu trình.

Bệnh bạch cầu Lympho mạn có nguy hiểm không?

Chi phí xét nghiệm:

Giá gói xét nghiệm tổng quát của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 937.000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Bạch cầu lympho tăng là dấu hiệu bệnh gì?
  • Bạch cầu lympho giảm trong trường hợp nào?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!