Bệnh chốc lở ở trẻ và cách điều trị

Kiến Thức Y Học - 05/01/2024

Bệnh chốc lở ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn gây nên. Bệnh chốc có thể dễ dàng lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác hoặc từ vùng da bệnh sang những vùng da lành. Bệnh chốc là vấn đề thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo và rất dễ lây lan theo mùa.

Bệnh chốc lở ở trẻ emlà tình trạng viêm nhiễm trùng ngoài da do vi khuẩn gây nên. Bệnh chốc có thể dễ dàng lây trực tiếp từ trẻ này sang trẻ khác hoặc từ vùng da bệnh sang những vùng da lành. Bệnh chốc là vấn đề thường gặp ở trẻ em trong độ tuổi đi nhà trẻ, mẫu giáo và rất dễ lây lan theo mùa.

Bệnh chốc lở ở trẻ và cách điều trị

1. Bệnh chốc lở ở trẻ em là gì?

Bệnh chốc là một bệnh nhiễm khuẩn da ở trẻ. Đây là bệnh rất dễ lây và hay gặp ở trẻ em. Chốc thường xuất hiện ở các vùng như mặt, mũi và quanh miệng trẻ. Nguyên nhân trẻ mắc phải bệnh này là do vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cơ thể từ vết thương hay các vết côn trùng đốt, gây ra bệnh chốc lở ở trẻ em.

Thậm chí khi da bé bình thường cũng có thể xảy ra bệnh. Đặc biệt là ở những nơi khí hậu nóng bức. Mùa hè, trẻ ra nhiều mồ hôi nên nguy cơ trẻ bị chốc cũng cao hơn. Trẻ sơ sinh và độ tuổi từ 2-6 là lứa tuổi có nguy cơ bị chốc lở nhiều nhất. Trẻ tiếp xúc với người bệnh, dùng chung khăn, vật dụng... cá nhân cũng dễ gây bệnh.

Bệnh chốc lở ở trẻ và cách điều trị

2. Nguyên nhân gây ra bệnh chốc lở ở trẻ em

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây bệnh chốc lở chủ yếu là do vi khuẩn tụ cầu và liên cầu. Chúng xâm nhập vào cơ thể qua vết thương, vết cắn của côn trùng gây nhiễm khuẩn. Thông thường, trẻ em là đối tượng rất dễ mắc bệnh chốc lở bởi trẻ có làn da mỏng, yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công qua vết rách da, móng tay cào xước da.

Ngoài ra, nguyên nhân mắc bệnh chốc còn do lây nhiễm từ người này sang người khác ở những khu vực đông người như nhà trẻ, trường học, siêu thị...Những người khi chăm sóc bệnh nhân, tiếp xúc trực tiếp qua ôm, hôn, tiếp xúc gián tiếp qua sử dụng chung đồ dùng cá nhân, chăn màn quần áo...cũng rất dễ mắc bệnh.

Thời tiết nóng ẩm mùa hè, những bệnh nhân bị viêm da mạn tính, viêm da dị ứng, bệnh nhân đái tháo đường...cũng dễ bị chốc lở.

3. Bệnh chốc lở ở trẻ em có biểu hiện gì?

Trẻ bị chốc thường hay có những triệu chứng sau: Đầu tiên là có vết đỏ trên da. Sau đó những vết đỏ này nhanh chóng vỡ ra. Lúc này nó hình thành một lớp vỏ màu vàng nâu. Các vết chốc thường là không đau. Tuy nhiên, trẻ em bị chốc lở thường rất ngứa ngáy, khiến trẻ khó chịu. Những vết chốc này thường có dịch lỏng, chứa mụn nước. Trẻ sẽ bị đau nếu như bệnh nặng. Vết lở đầy mủ và dễ biến thành vết loét sâu.

Bệnh chốc lở ở trẻ và cách điều trị

4. Cách điều trị bệnh chốc lở ở trẻ em

Tùy theo thể chốc bé mắc phải, tình trạng nặng nhẹ và độ tuổi của bé mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp. Các biện pháp trị bệnh chốc ở trẻ bao gồm:

- Vệ sinh vùng da bị bệnh: Mẹ cần thường xuyên rửa vùng da bị bệnh cho bé bằng xà phòng diệt khuẩn nhẹ và bôi thuốc sát trùng rồi dùng băng gạc che chỗ nốt mụn lại để tránh cho bé không cào gãi, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng

Thông thường với những mụn chốc nhỏ thì chỉ cần áp dụng bôi thuốc sát trùng và giữ vệ sinh cho bé mụn cũng sẽ tự khô lại

- Bôi thuốc kháng sinh bên ngoài vùng da bị bệnh.Một số loại thuốc kháng sinh dạng kem thường được sử dụng là Fucidin, Foban, Bactroban

- Dùng thuốc kháng sinh theo đường uống: Một số bé bị bệnh chốc lở nặng có thể được sử dụng cả thuốc kháng sinh theo đường uống có tác dụng toàn thân nhằm ức chế vi khuẩn gây bệnh

- Trường hợp mụn chốc gây ngứa mẹ có thể bôi các thuốc Phenergan, Loratadin để giúp bé bớt khó chịu.

Bệnh chốc lở ở trẻ và cách điều trị

Các mẹ lưu ý, việc sử dụng thuốc chữa bệnh chốc cho trẻ cần có sự chỉ định của bác sĩ, cha mẹ không nên tự ý mua thuốc về nhà tự trị bệnh cho con. Hãy phối hợp tốt với bác sĩ cho đến khi con khỏi bệnh hoàn toàn.

Bệnh chốc lở ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời sẽ trở nặng. Bệnh có thể biến chứng gây nguy hiểm đến trẻ. Việc phòng bệnh ở trẻ sẽ quan trọng hơn điều trị bệnh. Ba mẹ nên giữ cho da bé sạch sẽ, khô thoáng. Tắm rửa hằng ngày bằng nước sạch, xà phòng. Đặc biệt lưu ý khi người con có nhiều mồ hôi. Khi trẻ bị vết thương, vết thương, vết côn trùng cắn, phải chú ý và bôi thuốc.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!