Bệnh đau dạ dày có di truyền không?Đó là câu hỏi khiến khá nhiều người thân của bệnh nhân quan tâm vì theo họ tiếp xúc cũng như lấy một người mắc bệnh sẽ khiến họ có khả năng sẽ mắc phải căn bệnh này. Hiểu được điều băn khoăn và lo lắng của người thân bệnh nhân, Lily & WeCare mang đến cho bạn bài viết tổng hợp sau để bạn có thể hiểu rõ, cặn kẽ nhất về căn bệnh này.
1. Bệnh đau dạ dày là gì? Dấu hiệu và biểu hiện của bệnh
Bệnh đau dạ dày hay còn gọi là bệnh đau bao tử là hiện tượng dạ dày bị tổn thương chủ yếu do viêm loét dạ dày gây ra. Khiến người bệnh phải đối mặt với những cơn đau âm ỉ vô cùng khó chịu nhất là khi bạn ăn quá no hoặc quá đói. Bệnh đau dạ dày thường gặp phải ở những người thức đêm thường xuyên, sử dụng nhiều rượu, bia. Đây là các nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày.
Người bị bệnh đau dạ dày thường có những biểu hiện
Triệu chứng đau thượng vị là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn có thể bị đau dạ dày. Biểu hiện của nó là người bệnh cảm thấy đau ở vùng thượng vị hoặc có thể đau ở vùng dưới. Tùy từng người sẽ có cảm giác đau khác nhau như đau ẩm ỉ, tức bụng, nóng rát khó chịu...không phải cảm giác đau quằn quại mà chỉ xuất hiện cơn đau khi ăn quá no hoặc lúc quá đói.
Hiện tượng chán ăn có thể do cơ thể mệt mỏi. Tuy nhiên, có rất nhiều người, khi dạ dày bị tổn thương, dạ dày không muốn nạp thức ăn, đồng thời không tiết dịch vị từ đó dẫn đến những hệ quả liên quan như miệng đắng, không có vị, mất cảm giác. Cho nên khả năng ăn kém cũng là một trong các dấu hiệu cho thấy bạn bị đau dạ dày. Biểu hiện này là do hệ tiêu hóa không ổn định dẫn đến ăn không tiêu, tức bụng.
Ợ chua, ợ hơi là dấu hiệu thứ 3 giúp bạn nhận biết được bệnh đau dạ dày. Khi có dấu hiệu này thì khả năng bạn bị đau dạ dày là rất lớn do sự vận động không ngừng của dạ dày bị rối loạn khiến thức ăn khó tiêu dẫn đến hiện tượng lên men và sinh ra ợ hơi.
Nếu bạn thường xuyên nôn và buồn nôn thì cũng nên chú ý, bạn có nguy cơ bị bệnh đau dạ dày rất cao do khi nôn thức ăn trong dạ dày trào ngược và đẩy ra bên ngoài qua miệng dẫn đến rách thực quản, rách niêm mạc thực quản khu vực tâm vị gây chảy máu. Nôn nhiều còn khiến cơ thể bị mất nước, tụt huyết áp.
Hiện tượng chảy máu tiêu hóa là hiện tượng chảy máu dạ dày, với hiện tượng này máu thoát khỏi thành mạch và chảy vào các ống tiêu hóa. Hiện tượng này vô cùng nguy hiểm, có thể gây chết người trong thời gian ngắn (vài giờ hoặc chỉ vài phút). Nếu gặp hiện tượng này cần đưa người bệnh đến bệnh viện ngay để điều trị.
2. Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày
Theo các thống kê y học của nhóm các chuyên gia về bệnh đau dạ dày khi nghiên cứu khảo sát tại các bệnh viên cho thấy người cao tuổi, người hút thuốc lá, thường xuyên thức đêm, sử dụng bia, rượu dễ bị mắc bệnh đau dạ dày hơn người trẻ, người không hút thuốc lá, ít bia rượu hay không thức đêm.
Viêm loét dạ dày cho đến khi gặp các tác nhân có hại như hút thuốc lá, cafe nhiều thì mới phát triển do các vi khuẩn này gặp được môi trường thuận lợi nên sinh trưởng nhanh hơn khiến người bệnh bị đau dạ dày (viêm loét dạ dày).
Nguyên nhân tiếp theo khiến bạn bịđau dạ dàylà do lạm dụng các loại thuốc kháng viêm, giảm đau, trị đau nhức khớp thường xuyên. Hầu hết các loại thuốc này khiến chất bảo vệ dạ dày là prostagladine bị giảm khiến dạ dày dễ bị viêm loét. Ngoài ra các nghiên cứu còn chỉ ra rằng nếu dùng liên tục trên 1 năm các loại thuốc giảm đau, kháng viêm còn có thể gây xuất huyết dạ dày.
Nhưng trên thực tế, còn có khá nhiều yếu tố gây ra bệnh viêm loét dạ dày khác như: ăn uống không điều độ, thường xuyên căng thẳng, stress. Khi các yếu tố này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến bệnh đau dày dày (viêm loét dạ dày cấp và mãn tính)
3. Bệnh đau dạ dày có di truyền không?
Đây chính là câu hỏi của các bậc phụ huynh mắc chứng bệnh này lo lắng vì họ sợ sự phát triển của con mình không được toàn diện, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Và với những câu hỏi liên tục được đặt ra, ngành y học cũng phải thực hiện những nghiên cứu để tìm câu trả lời.
Cùng với sự phát triển của y học ngày nay thì tại Việt Nam và đặc biệt là Đại học Y Hà Nội đã công bố kết quả nghiên cứu về sự di truyền này. Các nhà nghiên cứu của Đại học Y Hà Nội đã tiến hành nghiên cứu trên 240 bệnh nhân bị loét đường tiêu hóa, điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai trong cả năm 2000. Trong số này, 11 trường hợp có tiền sử bệnh mang tính gia đình. Phân tích phả hệ của 4 bệnh nhân (với 171 cá thể thuộc 29 chi, 42 gia đình).
Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng:
Nếu trong gia đình có bố hay mẹ hoặc cả hai bị đau dạ dày thì con cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn và thời gian khởi phát sớm hơn.
Bệnh đau dạ dàydi tuyền qua nhiều thế hệ và nam thường bị bệnh nhiều hơn nữ, nguyên nhân có thể là do cách ăn uống, sinh hoạt thất thường, uống nhiều rượu bia và hút thuốc lá đều đẩy nhanh quá trình bị bệnh của các tế bào.
Độ tuổi dễ dàng mắc phải bệnh này cũng như là xuất hiện với tần suất cao là độ tuổi từ 16 – 39 ( độ tuổi này chiếm khoảng 53%) và 5% với độ tuổi dưới 1 tuổi đã phát hiện ra bệnh này.
Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu y học cho rằng: Cần chú ý đến tiền sử của các bệnh nhân bị viêm loét dạ dày, từ đó phát hiện ra các ca bệnh mang tính di truyền. Đối với những bệnh nhân này cần xét nghiệm sàng lọc để nhanh chóng có pháp đồ điều trị sớm.
Như vậy, Bệnh đau dạ dày có di truyền không?Có thể khẳng định được là tỉ lệ di truyền này khá cao, nên các bạn cần lưu ý nếu trong gia đình có người bị bệnh. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng loét dạ dày tá tràng có thể di truyền theo kiểu đa nhân tố, nhưng cũng có nghiên cứu kết luận bệnh di truyền kiểu trội theo nhiễm sắc thể thường.
Do đó, bạn cũng không nên quá lo lắng nhưng ngược lại cũng không được chủ quan. Vì stress là một trong những nguyên nhân gây đến bệnh lí dạ dày. Xây dựng cho mình chế độ ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi điều độ và thường xuyên thăm khám sức khỏe định kì, để có được một cơ thể khỏe mạnh.
4. Làm sao phòng ngừa bệnh đau dạ dày
Vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) được xem là nguyên nhân của nhiều bệnh lý dạ dày – tá tràng, hiện vẫn chưa tìm được kháng sinh hữu hiệu để diệt Helicobacter pylori. Do đó, đề ra các biện pháp phòng tránh là hết sức cần thiết. Vậy làm sao để phòng ngừa chứng bệnh này một cách an toàn nhất. Chúng ta cần lưu ý những điểm sau đây để loại bỏ vi khuẩn Helicobacter pylori (HP):
Rửa tay sạch trước khi ăn.
Các mẹ không nên nhai cơm nát đút cho con.
Hạn chế thói quen lấy tay thấm nước bọt đếm tiền, lật tài liệu.
Không ăn rau sống rửa không sạch, tránh dùng nguồn nước ao hồ, sông suối.
Tập thói quen không sử dụng muỗng chung cho các món, khi ăn chung, gắp thức ăn chung phải trở đầu đũa.
Nên dọn mỗi người một khẩu phần riêng hoặc khi ăn lấy riêng mỗi người một chén nước chấm rót vừa đủ.
Vệ sinh trong nhà trường cũng hết sức lưu ý để tránh lây nhiễm cho trẻ, như không dùng muỗng chung để đút thức ăn cho nhiều cháu, chú ý dọn sạch chất nôn ói từ trẻ.
Những thông tin về bệnh mồng gà ở nam giới đáng lưu tâm
Có cần thiết phải tiêm chủng không?
Kinh nghiệm đi khám tại Bệnh viện Y học Cổ truyền TPHCM
8
Kinh nghiệm đi khám tại PK Sản phụ khoa Đỗ Thị Ngọc Lan
Thực phẩm bẩn: Thịt bò thật - giả lẫn lộn trên thị trường (kỳ 1)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!