Bệnh đậu mùa ở khỉ gây nguy hiểm đến con người

Sơ cứu & Phòng ngừa - 05/05/2024

Bệnh đậu mùa ở khỉ là một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp, xuất hiện chủ yếu ở miền Trung Phi và Tây Phi. Bạn cần làm gì để phòng tránh bệnh này?

Bệnh đậu mùa ở khỉ là một bệnh truyền nhiễm hiếm gặp, xuất hiện chủ yếu ở miền Trung Phi và Tây Phi. Bệnh được gọi là “đậu mùa ở khỉ” vì nó lần đầu tiên được phát hiện vào năm 1958 ở loài khỉ. Xét nghiệm máu của các động vật khác ở châu Phi đã cho thấy bệnh này cũng tồn tại trong các loài động vật khác như: chuột đồng, chuột nhà, thỏ. Trường hợp đầu tiên được báo cáo mắc bệnh đậu mùa ở khỉ ở người là vào năm 1970.

Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa ở khỉ là gì?

Ở người, các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh đậu mùa ở khỉ cũng tương tự như triệu chứng của bệnh đậu mùa, nhưng thường nhẹ hơn, và có sưng hạch bạch cầu.

Khoảng 12 ngày sau khi nhiễm, người bệnh sẽ có triệu chứng sốt, nhức đầu, đau nhức cơ bắp, đau lưng và sưng hạch bạch cầu, đồng thời bệnh nhân sẽ cảm thấy rất mệt mỏi. Từ 1 đến 3 ngày (hoặc lâu hơn) sau khi sốt, bệnh nhân sẽ bắt đầu nổi mẩn. Các nốt mẩn này sau đó phát triển thành nốt phồng rộp có mủ, lan rộng ra nơi khác. Những nốt này sẽ trải qua nhiều giai đoạn khác trước khi chúng đông lại, đóng vảy rồi bong ra. Bệnh thường kéo dài trong khoảng từ 2 đến 4 tuần.

Bạn phải làm gì trước tiên?

Nếu bạn nghĩ rằng có thể bạn đã tiếp xúc với một người hoặc một con vật bị nhiễm virus bệnh đậu mùa ở khỉ, bạn nên liên hệ ngay cơ sở y tế gần nhất.

Làm thế nào để tránh bệnh đậu mùa ở khỉ?

Những chuyên viên đang tham gia nghiên cứu bệnh đậu mùa ở khỉ và chăm sóc cho người hoặc các động vật bị nhiễm bệnh đề nghị nên tiêm ngừa bệnh đậu mùa để phòng bệnh. Những người đã tiếp xúc gần hoặc thân thiết với các cá nhân hoặc động vật được chẩn đoán mắc bệnh đậu mùa ở khỉ cũng nên được tiêm ngừa. Những trường hợp này nên được tiêm ngừa trong vòng 14 ngày sau khi tiếp xúc với virus bệnh đậu mùa ở khỉ.

Ngoài ra, bạn nên chú ý:

  • Tránh tiếp xúc với thú mang virus đậu mùa ở khỉ, bao gồm những loài đã mắc bệnh hoặc chết trong khu vực có bệnh;
  • Tránh tiếp xúc với đồ vật của thú mang bệnh, ví dụ như thảm nằm ngủ của nó;
  • Bệnh nhân nên được ở riêng để phòng tránh lây cho người khác;
  • Luôn rửa tay thật kỹ sau khi bạn tiếp xúc với người hay thú mắc bệnh. Bạn nên rửa tay kỹ với xà phòng và nước hoặc dung dịch cồn khô để sát khuẩn tay;
  • Luôn mang bao tay y tế khi chăm sóc cho bệnh nhân.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!