Bệnh nhân bị nhiễm HIV có thể có con được không?

Xét Nghiệm - 11/24/2024

Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm HIV mong muốn mình sẽ có một đứa con, nhưng biết làm thế nào cho con sinh ra được an toàn, vì sợ bệnh sẽ nhiễm sang con từ bé. Tuy nhiên ngày nay, khi khoa học ngày càng tiến bộ, vấn đề bố hoặc mẹ hay cả 2 người cùng nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh là điều không còn hiếm gặp. Và đã có nhiều trường hợp bố mẹ sinh con ra khỏe mạnh, không phải đối mặc với lo lắng rằng bệnh nhân nhiễm HIV thì không thể có con.

Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị nhiễm HIV mong muốn mình sẽ có một đứa con, nhưng biết làm thế nào cho con sinh ra được an toàn, vì sợ bệnh sẽ nhiễm sang con từ bé. Tuy nhiên ngày nay, khi khoa học ngày càng tiến bộ, vấn đề bố hoặc mẹ hay cả 2 người cùng nhiễm HIV vẫn có thể sinh con khỏe mạnh là điều không còn hiếm gặp. Và đã có nhiều trường hợp bố mẹ sinh con ra khỏe mạnh, không phải đối mặc với lo lắng rằng bệnh nhân nhiễm HIV thì không thể có con.

Trường hợp chồng nhiễm HIV, vợ khỏe mạnh

Hạnh phúc trọn vẹn của một cuộc hôn nhân đó chính là đứa trẻ được sinh ra đời. Tuy nhiên, đối với những cặp vợ chồng mà chồng đang là người nhiễm HIV, vợ khỏe mạnh thì hạnh phúc dường như bị ngăn lại khi họ không dám sinh con. Bởi làm cha mẹ ai cũng mong muốn con mình khỏe mạnh, không ai lại muốn nhẫn tâm thấy con bị nhiễm căn bệnh của mình.

Nếu gặp trường hợp này, chính chồng là bệnh nhân bị nhiễm HIV, thì hai vợ chồng cũng hãy an tâm vì cả hai vợ chồng vẫn có khả năng có con, thậm chí con có thể phát triển rất tốt. Hiện nay, người chồng có thể áp dụng phương pháp điều trị kháng virus bằng ARV để khống chế tốt tải lượng của virus HIV RNA trong cơ thể. ARV sẽ làm cho các tế bào virus có trong cơ thể chậm phát triển, và kéo dài sự chuyển biến từ giai đoạn bệnh nhân HIV sang AIDS. Đây là một liệu pháp điều trị đã được các chuyên gia khoa sản ở Pháp nghiên cứu và khi đi vào sử dụng thì mang lại hiệu quả tương đối cao.

Bệnh nhân bị nhiễm HIV có thể có con được không?

Trường hợp hai vợ chồng đều là bệnh nhân bị nhiễm HIV

Đối với trường hợp cả 2 vợ chồng đều là bệnh nhân bị nhiễm HIV và mong muốn sinh con thì vẫn có thể có con bình thường. Tuy nhiên, bước đầu tiên là phải làm chậm đường phát triển của virus HIV trước sau đó mới áp dụng những biện pháp để người vợ có thể mang thai an toàn.

Trên một trang web có tên benhsida.com - Trang thông tin chuyên cung cấp những kiến thức cho những người bị nhiễm HIV/AIDS cũng có chia sẻ về trường hợp củamột cặp vợ chồng đều là bệnh nhân bị nhiễm HIV như sau: Cặp vợ chồng P.T.A.D. và L.V.N. là một trường hợp như thế. Yêu nhau khi cùng sinh hoạt ở CLB đồng đẳng dành cho người nhiễm HIV. Sau ba năm chung sống, họ nhận ra rằng cuộc sống vợ chồng tuy êm ấm nhưng vẫn không trọn vẹn vì thiếu tiếng bi bô của trẻ thơ. Mỗi buổi đi làm về, N. lại thẫn thờ ngồi nhìn trẻ em trong xóm chơi đùa. Sinh hoạt ở CLB đồng đẳng, hai vợ chồng được biết tỷ lệ lây nhiễm từ mẹ sang con có thể dưới 5%, nếu được can thiệp và điều trị dự phòng kịp thời. Bàn đi tính lại, họ quyết định sinh con với hy vọng: “Mình sẽ không xui xẻo nằm trong 5% ấy”. Chín tháng D. mang bầu dài như chín thế kỷ. “Gần như không đêm nào chúng tôi ngủ ngon. Những giấc mơ của hai vợ chồng chỉ ám ảnh bởi chuyện sinh con và xét nghiệm HIV cho con”, N. nhớ lại.

Và số phận đã mỉm cười với họ khi một bé trai chào đời khỏe mạnh. Ba lần xét nghiệm lúc bé hai tháng, sáu tháng và 18 tháng đều kết luận bé âm tính với HIV. Bé giờ đã ba tuổi, có nụ cười của mẹ và khuôn mặt giống hệt ba, là “báu vật trời cho” của đôi vợ chồng từng nghĩ mọi cánh cửa cuộc đời đã khép kín với họ.

Theo các bác sĩ sản khoa, có rất nhiều trường hợp các cặp vợ chồng bị nhiễm HIV nhưng sinh con ra thì trẻ vẫn khỏe mạnh. Tuy nhiên, tất cả còn nhờ một chút vào sự máy mắn và quan trong là bệnh nhân HIV biết khống chế bệnh như thế nào trước khi quyết định sinh ra một đứa trẻ.


Bệnh nhân bị nhiễm HIV có thể có con được không?

Bệnh nhân bị nhiễm HIV vẫn có cơ hội làm cha mẹ

Ở Việt Nam đã có 3 nhóm thuốc kháng virus ARV được sử dụng đó là: Nhóm ức chế men sao chép ngược nucleoside và nucleotide (NRTI); Nhóm ức chế men sao chép ngược không phải là nucleoside (NNRTI); Nhóm ức chế men protease (PI). Theo nghiên cứu, thì phương pháp này khi bệnh nhân bị nhiễm HIV áp dụng thì khả năng lây nhiễm HIV sang vợ và con là rất thấp. Trong khi đó thì khả năng thụ thai là tương đối cao. Trong trường hợp có sự hỗ trợ của quá trình thụ tinh nhân tạo, thì khả năng người phụ nữa mang thai là gần 30%.

Ngoài ra hai vợ chồng nếu muốn có con thì nên áp dụng thêm việc tính ngày rụng trứng chính xác của vợ, phương pháp này mang lại hiệu quả khá tốt lại không tốn nhiều chi phí. Quan trọng là việc áp dụng phương pháp này, vẫn có giá trị dự phòng lây nhiễm HIV sang thai nhi.

Tuy nhiên những cặp vợ chồng bị nhiễm HIV nếu mong muốn có con, cũng cần biết rằng xác suất "may mắn" thường là rất ít. Theo PGS-TS/BS Vũ Thị Nhung – Nguyên giám đốc của BV Phụ sản Hùng Vương cho biết: Dù biện pháp can thiệp trong phòng tránh lây truyền HIV từ mẹ sang con khá hiệu quả, nhưng các cặp vợ chồng nhiễm HIV cũng nên suy tính kỹ trước khi mang thai. Chưa kể quá trình mang thai, sinh nở khiến sức khỏe người mẹ giảm sút nhiều, sức đề kháng suy giảm, nguy cơ chuyển từ HIV sang AIDS nhanh chóng hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!