Bệnh parkinson có nên châm cứu không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Parkinson là căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi từ 50 đến 65. Nhiều người bệnh lo sợ không biết có nên châm cứu để điều trị không. Tuy nhiên, hiện nay có phương pháp châm cứu chữa bệnh parkinson vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả cao.

Parkinson là căn bệnh thường gặp ở những người cao tuổi từ 50 đến 65. Nhiều người bệnh lo sợ không biết có nên châm cứu để điều trị không. Tuy nhiên, hiện nay có phương pháp châm cứu chữa bệnh parkinson vừa an toàn vừa đem lại hiệu quả cao.

Bệnh parkinson có nên châm cứu không?

Bệnh Parkinsonhay còn được gọi là bệnh liệt rung – một dạng bệnh thuộc về hệ thần kinh trung ương, khi mà các tế bào thần kinh chết đi dẫn đến thiếu hụt chất dẫn truyền Dopamin, làm cho cơ bắp không cử động theo sự chỉ huy của não nên chân tay bị run, cử động rất khó khăn, gây khá nhiều trở ngại đối với cuộc sống và công việc của người bệnh. Nếu không chữa trị bệnh sớm, mà để bệnh kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng bị mất khả năng vận động.

Nguyên nhân gây nên bệnh parkinson

- Do tiên thiên bất túc

- Vì tuổi già

- Do bệnh mạn tính

- Do lao động quá sức

- Ảnh hưởng bởi thất tình bị tổn thương

- Do suy dinh dưỡng

Bệnh parkinson có nên châm cứu không?

Biểu hiện của bệnh parkinson

Run:Run là biểu hiện đặc trưng của bệnh Parkinson, triệu chứng này có thể xuất hiện ở tay, chân. Khi nghỉ ngơi thì run sẽ rõ hơn, và sẽ giảm khi người bệnh vận động.

Cơ bắp bị co cứng: Cơ bắp bị co cứng khiến người bệnh khó vận động, xoay trở người, khuôn mặt cũng ít biểu hiện cảm xúc mà thường đờ đẫn.

Vận động chậm chạp:Người bị bệnh Parkinson vận động vô cùng chậm chạp, vì khi bắt đầu một hoạt

Rối loạn thăng bằng:Người bệnh Pakinson khi đi thường cúi hướng tới trước và dễ bị ngã, đứng lên ngồi xuống cũng rất khó khăn, xoay trở cũng dễ bị té.

Giọng nói nhỏ:Giọng nói của họ sẽ trở nên khó nghe và nói rất nhỏ.

Khứu giác kém đi:Họ thường không phân biệt và nhận ra được các mùi thơm, hôi, hay các mùi đặc trưng khác của nhiều loại thực phẩm...

Giấc ngủ bị rối loạn:Thường mơ thấy ác mộng, khó ngủ hoặc thậm chí mất ngủ.

Bệnh parkinson có nên châm cứu không?

Châm cứu có tác dụng chữa bệnh không?

Châm cứu là phương pháp được rất nhiều bệnh nhân tìm đến để chữa trị bệnh Parkinson bởi vì hiệu quả nó mang lại rất cao và an toàn.

Khi chữa bệnh Parkinson bằng châm cứu, các bác sĩ sẽ dùng những loại kim nhỏ để châm vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp mang lại sự cân bằng cho cơ thể nhờ khơi thông những dòng khí huyết bị gián đoạn. Ngoài việc chữa trị bệnh Parkinson, phương pháp châm cứu còn được áp dụng để chữa rất nhiều loại bệnh khác. Song vẫn có nhiều người thắc mắc liệu chữa bệnh Parkinson bằng châm cứu có hiệu quả không?

Châm cứu giúp cải thiện những triệu chứng rối loạn thăng bằng của người bệnh Parkinson mà không hề có tác dụng phụ.

Giúp triệu chứng khó nuốt của người bệnh Parkinson được cải thiện đáng kể. Đồng thời, phương pháp châm cứu cũng rất hiệu quả trong việc chữa trị chứng rối loạn tiêu hóa do bệnh gây ra.

Những bệnh nhân áp dụng châm cứu để chữa bệnh cũng giảm hẳn chứng run tay chân. Các cơ cũng đỡ bị co cứng, khuôn mặt cũng có thể biểu lộ được cảm xúc.

Giảm rõ rệt các triệu chứng của bệnh Parkinson, người bệnh ngủ ngon hơn, vận động dễ dàng hơn, bớt bị run tay chân.

Bệnh parkinson có nên châm cứu không?

Đồng thời,châm cứu làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và giảm thiểu các biến chứng của bệnh Parkinson xảy ra.

Tuy nhiên, phương pháp châm cứu có đạt hiệu quả cao hay không phải phụ thuộc vào cơ địa, tình trạng của người bệnh, nếu bạn đi khám và chữa trị càng sớm thì bệnh sẽ càng nhanh phục hồi, và quan trọng nhất là kinh nghiệm và trình độ chuyên môn của bác sĩ chữa trị.

Để điều trị bệnh parkinsonbằng châm cứu đạt hiệu quả cao nhất người bệnh cần kết hợp thêm các bài thuốc Đông y cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện hợp lý, cố gắng giữ tinh thần lạc quan vui vẻ, như vậy bệnh tình sẽ rất mau chóng hồi phục.

Hy vọng bài viết mà Lily & WeCare đã chia sẻ sẽ giúp người bệnh lựa chọn cho mình phương pháp chữa bệnh tốt nhất để nhanh chóng khỏi bệnh.

Chúc bạn sức khỏe!

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!