Đức Giáo hoàng John Paul II (1920-2005) mắc bệnh rối loạn vận động với triệu chứng đầu tiên được phát hiện vào đầu năm 1991.
Ngày 11/11/1993, trong một buổi tiếp phái đoàn của Tổ chức nông lương thế giới (FAO) ở Vatican, ông đột ngột ngã khuỵu xuống sàn nhà dẫn đến trật khớp vai. Theo Vatican, Giáo hoàng đã vấp ở bậc thềm nơi đặt ngai của ông trong phòng đọc kinh tạ ơn.
Nhiều tuần sau Giáo hoàng John Paul II vẫn rất khó nhọc khi chủ tế thánh lễ Misa. Đến tháng 4/1994 ông lại ngã trong vùng trượt tuyết ở Aburzzi. Ngày 28/4, ông tiếp tục trượt té trong buồng tắm dẫn đến gãy xương đùi. Kể từ đó, Giáo hoàng phải chống gậy khi di chuyển.
Năm 2001, một bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình xác nhận Giáo hoàng bị Parkinson. Căn bệnh khiến cho người đứng đầu Giáo hội Công giáo thời ấy bị yếu cơ và ngã rất nhiều lần dẫn đến suy giảm sức khoẻ trầm trọng.
Giáo hoàng John Paul II
Parkinson là một rối loạn thoái hóa não bộ gây ảnh hưởng đến tình trạng cử động, thăng bằng và kiểm soát cơ của bệnh nhân. Căn bệnh này được đặt theo tên giáo sư James Parkinson, người đã mô tả chi tiết triệu chứng trong luận án An Essay on the Shaking Palsy vào năm 1817.
Parkinson thuộc nhóm các bệnh rối loạn vận động. Đặc điểm của chứng này là cứng cơ, run, tư thế và dáng đi bất thường, chuyển động chậm chạp, trường hợp nặng có thể mất đi một số chức năng vận động. Tình trạng trở nên tồi tệ hơn khi bệnh nhân quá tập trung vào một việc nào đó hoặc bị người khác chú ý thì sự run cơ diễn ra càng nhiều và nặng hơn.
Thông thường rối loạn vận động liên quan đến sự giảm hình thành và sản xuất dopamine trong tế bào thần kinh dopaminergic của thân não. Các triệu chứng phụ có thể xuất hiện như rối loạn chức năng nhận thức cấp cao và các vấn đề về ngôn ngữ. Parkinson là bệnh mãn tính tự phát hoặc trong trường hợp thứ cấp có thể do độc tính của một số loại thuốc, chấn thương đầu hay các rối loạn khác.
Parkinson được chia thành 4 nhóm chính dựa trên các nguyên nhân gây bệnh: Nhóm thứ cấp hoặc tự phát, nhóm có nguyên nhân, nhóm do di truyền, nhóm Parkinson kết hợp chung với những thoái hóa nhiều hệ thống. Trong đó nguyên nhân tự phát chiếm phần lớn ca bệnh. Bệnh khởi phát trước 40-50 tuổi gọi là Parkinson khởi phát sớm. Theo thống kê có khoảng 10% bệnh nhân khởi phát bệnh trước 45 tuổi.
Có rất nhiều người nổi tiếng bị Parkinson dẫn đến suy giảm sức khỏe trầm trọng và qua đời. Gần đây nhất là võ sĩ nổi tiếng Muhammad Ali (1942-2016), đã mất. Trường hợp khác là Salvador Dali (1904-1989), một họa sĩ nổi tiếng người Tây Ban Nha thuộc trường phái siêu thực.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!