Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Quai bị là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Nếu không tuân thủ tốt việc điều trị, kiêng và cách ly để tránh lây nhiễm thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vậy bệnh quai bị có dễ lây lan không? Các bạn hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Quai bị là căn bệnh thường gặp ở trẻ em. Nếu không tuân thủ tốt việc điều trị, kiêng và cách ly để tránh lây nhiễm thì có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Vậy bệnh quai bị có dễ lây lan không? Các bạn hãy cùngLily & WeCare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?

Nguyên nhân bị bệnh quai bị

Trẻ bị bệnh quai bịrất dễ lây cho trẻ khác tuy nhiên sẽ cho miễn dịch bền vững sau khi khỏi bệnh (không mắc lại bệnh lần thứ hai). Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp bởi các giọt nước bọt nhỏ li ti bắn ra khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi...

Bệnh có khả năng lây từ 7 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên và 7 ngày sau khi hết triệu chứng. Người bệnh chính là nguồn bệnh và các vật dụng có nhiễm nước bọt của người bệnh. Điều khó khăn trong việc cách ly nguồn bệnh là thời gian 7 ngày trước khi có biểu hiện lâm sàng.

Trẻ em trong khoảng độ 5 tuổi đến 15 tuổi là dễ bị bệnh quai bị nhất (khi chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh), do một loại bệnh dễ lây nên đa số các trẻ nhỏ bị mắc bệnh này.

Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?

Triệu chứng bệnh quai bị ở trẻ nhỏ

- Trẻ mắc bệnh quai bịcó cảm giác khó chịu, kém ăn, sốt, đôi khi rét, đau họng và đau góc hàm.

- Tuyến mang tai sưng to dần trong khoảng 3 ngày rồi giảm sưng dần trong khoảng 1 tuần, có thể sưng 1 hay 2 bên. Vùng sưng thường lan đến má, dưới hàm, đẩy tai lên trên và ra ngoài.

- Khó nói, khó nuốt

Biến chứng của bệnh quai bị

Biến chứng thường gặp nhất của bệnh quai bị là viêm màng não. Đây là biến chứng lành tính, xuất hiện khi các triệu chứng sưng vùng mang tai đang giảm dần, trẻ sẽ cảm thấy đau đầu nhiều hơn, nôn ói, mệt mỏi.

Nhiều phụ huynh lo lắng về biến chứng khác của bệnh là viêm tinh hoàn ở bé trai và viêm buồng trứng ở bé gái. Đây là biến chứng thường xảy ra ở tuổi dậy thì (hơn 7 tuổi). Viêm buồng trứng thường hiếm gặp hơn viêm tinh hoàn. Biến chứng xuất hiện khi triệu chứng sưng vùng mang tai đã giảm.

Ở bé trai xuất hiện tình trạng sốt cao, đau đầu nhiều và đặc biệt là đau nhiều ở vùng bìu (nơi chứa tinh hoàn), có thể một hay hai bên. Đây là biến chứng cần điều trị đúng và kịp thời để tránh di chứng vô sinh sau này. Đối với trẻ gái, biến chứng viêm buồng trứng sẽ biểu hiện đau bụng nhiều và cần được siêu âm để chẩn đoán.

Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?

Quai bịlà bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Paramyxovirus gây ra, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ em. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào.

Quai bị là bệnh rất dễ lây truyền, và bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp, tuyến nước bọt khi tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bệnh. Do sự lây lan dễ dàng và nhanh chóng nên quai bị có thể bùng phát thành những trận dịch lớn, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, nhất là ở các trường học, nơi trẻ em thường xuyên tiếp xúc, tập trung.

Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?

Điều trị khi trẻ bị bệnh quai bị

Hiện nay, chưa có một loại thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh quai bị nên khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh, bố mẹ nên đưa ngay trẻ đến cơ quan y tế để kiểm tra. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số cách điều trị sau:

- Cho trẻ nghỉ ngơi hợp lý: khi trẻ bị bệnh quai bịthì không cho trẻ vận động nhiều, đặc biệt trong trường hợp trẻ sưng tinh hoàn thì trẻ cần được nghỉ ngơi tuyệt đối.

- Chế độ dinh dưỡng: đối với người bệnh thì việc bổ sung dinh dưỡng là cần thiết, vậy nên mẹ cần cho trẻ ăn uống đầy đủ. Và thông thường các bé bị quai bị ăn uống rất khó khăn, cha mẹ phải chọn những loại thức ăn mềm, dễ nuốt, và nhiều chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ chống lại bệnh tật.

- Nếu trẻ sốt hoặc quá đau, có thể cho trẻ uống thuốc giảm sốt, cho uống paracetamol 30mg/kg thể trọng/ngày, chia 3 lần.

- Cho trẻ uống nhiều nước, có thể cho trẻ uống nước ngọt.

- Không cho trẻ ra ngoài để tránh gió, nên giữ trẻ trong nhà cho đến khi vùng sưng tấy có dấu hiệu giảm(thường nên cho trẻ trong nhà ít nhất chín ngày). Trẻ mắc bệnh không nên cho đến trường, các khu vực vui chơi công cộng vì có thể lây bệnh cho những bạn khác.

- Tránh tự ý bôi thuốc hoặc phun những loại thuốc dân gian ở tuyến mang tai khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ đề phòng nhiễm độc cho trẻ.

- Tăng cường vệ sinh răng-miệng-họng: Cho xúc miệng bằng nước pha oxy già, nước muối. Ở nơi có lá lốt, rau diếp cá, húng chanh có thể dùng 2-3 thứ cùng đun kỹ, cho ít muối, lọc cho xúc miệng hàng ngày nhiều lần. Nếu trẻ có dấu hiệu viêm não-màng não, viêm tụy... cần cho đi bệnh viện.

- Có thể cho trẻ uống nước ngọt để giúp trẻ dễ ăn hơn.

- Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ có triệu chứng đau đầu dữ dội, nôn thốc.

- Chườm nóng vùng góc hàm.

- Ăn lỏng khi bệnh nhân nhai và nuốt đau

Khi có biến chứng viêm tinh hoàn bệnh nhân cần được nằm nghỉ, sử dụng dụng cụ đeo nâng bìu hoặc mặc quần “nhỏ” chật. Trường hợp đau nhiều có thể chườm túi đá, dùng các thuốc chống viêm. Khi có biến chứng viêm tụy tạng có thể dùng thuốc giảm đau, thuốc chống nôn...

Bệnh quai bị ở trẻ em có lây không?

Phòng tránh trẻ bị bệnh quai bị như thế nào?

Bệnh nhân cần được cách ly tối thiểu 15 ngày kể từ ngày phát bệnh.

Tránh cho trẻ tiếp xúc với bệnh nhân bị quai bị.

Gây miễn dịch chủ động bằng vắc-xin. Các vắc xin quai bị đang được sử dụng là vắc-xin sống giảm độc lực chỉ cần tiêm một mũi duy nhất vào dưới da. Virus đã được xử lý giảm độc lực khi tiêm vào cơ thể, không còn khả năng gây bệnh và có tác dụng kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể chống lại virus gây bệnh quai bị. Để tránh cho trẻ bị tiêm nhiều mũi thuốc vắc xin hiện đã có loại vắc-xin kết hợp chống 3 bệnh: Sởi, quai bị, rubella. Loại vắc-xin kết hợp này được cơ thể dung nạp tốt, có tác dụng gây miễn dịch chắc chắn và bền vững.

Vắc-xin không nên tiêm cho trẻ dưới 1 tuổi, và tiêm mũi nhắc lại khi trẻ được 4 tuổi. Tuy nhiên nếu trẻ sống trong môi trường dịch bệnh, có thể tiêm ngừa từ 9 tháng tuổi. Không tiêm cho phụ nữ có thai, người bị dị ứng với vắc-xin, người đang dùng thuốc gây giảm miễn dịch như: corticoid, thuốc điều trị ung thư, người đang điều trị với tia phóng xạ...Tuy nhiên, không phải cứ chích ngừa là sẽ phòng được bệnh. Trên thực tế, việc chủng ngừa chỉ có thể phòng bệnh được khoảng 80% nên sau khi chích ngừa vẫn cần có ý thức phòng bệnh.

Trên đây Lily & WeCare đã cung cấp một số thông tin hữu ích về bệnh quai bị, con đường lây lan và cách phòng ngừa bệnh quai bị như thế nào tốt nhất. Hãy bạn hãy chú ý và thực hiện đúng cách điều trị hay phòng tránh bệnh cho trẻ tốt nhất để trẻ có một sức khỏe tốt.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!