Bệnh tay chân miệng điều trị ở đâu là điều nhiều người bệnh băn khoăn và thắc mắc. Khi mắc chân tay miệng, bệnh nhân cần phải điều trị dứt điểm ngay. Nếu như người bệnh không nhanh điều trị, chân tay miệng sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của bạn. Để giúp người bệnh sớm khỏi bệnh, Lily & WeCaregiúp bạn tìm hiểu một vài địa chỉ chữa bệnh chân tay miệng hiệu quả.
Điều trị bệnh tay chân miệng ở đâu?
Bệnh tay chân miệng không quá nguy hiểm, song bạn nên điều trị bệnh sớm nhất tránh những biến chứng. Người bệnh có thể tham khảo một vài địa chỉ điều trị bệnh tay chân miệng như:
1. Bệnh viện Nhi Trung ương
Đây là địa chỉ điều trị bệnhtay chân miệnguy tín, chất lượng. Với sự góp mặt của đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm, trong đó phải kể đến BS Cù Minh Hiền; PGS.TS.BS Lê Thị Minh Hương; BS Đào Thị Ngân...cùng đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình, chu đáo và tỉ mỉ trong khám và điều trị bệnh nhân.
Tại đây, bệnh nhân cũng được đáp ứng các thiết bị y tế, trang thiết bị, dịch vụ khám và chữa bệnh hiện đại.
Địa chỉ: 18/879 La Thành, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc: từ thứ 2 đến chủ nhật, mở cửa 24/24.
2. Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP. Hồ Chí Minh)
Bệnh viện Nhi Đồng 1 là địa chỉ khám và điều trị tay chân miệng tốt ở TP.HCM. Tại đây, người bệnh hoàn toàn yên tâm về dịch vụ chăm sóc bệnh nhân, công nghệ tiên tiến được áp dụng trong quá trình khám chữa bệnh.
Đồng thời, bệnh viện có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong quá trình điều trị bệnh, đặc biệt là tay chân miệng. Đặc biệt phải kể đến BS Lê Thị Thanh Hương; BS Vũ Đình Phương n; GS.TS Tạ Thị Ánh Hoa...cùng đội ngũ nhân viên y tế nhiệt tình và được đào tạo bài bản trong nghiệp vụ.
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, 10, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Thời gian làm việc: từ thứ 2 tới thứ 6, 7h00 – 11h00, 13h00-16h00
3. Bệnh viện Phụ sản – Nhi Đà Nẵng
Đây là bệnh viện có nhiều uy tín trong việc điều trị bệnhtay chân miệngở Đà Nẵng. Khi bệnh nhân tới đây điều trị tay chân miệng sẽ được đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm trực tiếp điều trị và tư vấn sau điều trị. Đồng thời, bệnh viện được trang bị dịch vụ y tế, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt điều kiện khám và chữa bệnh của nhiều bệnh nhân.
Địa chỉ: 402 Lê Văn Hiến, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng
Giờ làm việc: 7h00 đến 17h00 từ thứ 2 tới chủ nhật.
Bệnh tay chân miệng do đâu mà có?
Bệnh tay chân miệng do 2 loại virus Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71. Hai loại virus này lây qua đường miệng, qua các chất tiết mũi miệng, phân hay bọt nước từ trẻ bị bệnh sang trẻ không bị bệnh.
Bệnh tay chân miệng xuất hiện vào mùa hè. Bởi thời điểm này, bệnh tay chân miệng dễ dàng lây lan từ trẻ này sang từ người này qua các chất tiết mũi, miệng, phân hay bọt nước. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng còn lây qua bàn tay chăm sóc giữa người mắc bệnh và người không.
Những biểu hiện của bệnh tay chân miệng bạn nên biết?
Biểu hiện đầu tiên của người bị tay chân miệng đó là sốt. Người bệnh sẽ bị sốt kéo dài 1 đến 2 ngày với những cơn sốt nhẹ, kèm theo đó là chán ăn, mệt mỏi.
Sau đó, người bệnh có những biểu hiện mọc nốt ban đỏ từ miệng, lưỡi, lợi, tiếp đến là các nốt ở tay, chân và những bộ phận trên cơ thể. Đặc điểm nhận dạng của các nốt bệnhtay chân miệng là những nốt màu đỏ. Tuy nhiên, những nốt này cũng khiến các bạn nhầm với nốt sởi hoặc sốt phát ban.
Người bị lên tay chân miệng sau đó sẽ thấy những nốt trên cơ thể mình bắt đầu có nước, con sốt vẫn tiếp tục diễn ra. Đồng thời, những nốt trên tay, chân và miệng sẽ bắt đầu vỡ ra.
Người bệnh vẫn tiếp tục sốt, tình trạng sốt tăng lên kèm theo đó là khó ngủ, các bộn phận như tay, chân có biểu hiện run.
Bệnh tay chân miệng nguy hiểm như thế nào?
Bệnh tay chân miệng có thể mắc đi mắc lại nhiều lần. Hiện nay, chưa có thuốc chữa dứt điểm tay chân miệng. Vì vậy, người bệnh cần phòng tránh bệnh tay chân miệng trước khi mắc bệnh.
Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng
- Bạn nên vệ sinh chân tay sạch sẽ trước và sau khi đi vệ sinh, trước và sau khi ăn.
- Vệ sinh nhà sạch sẽ tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn làm ổ trong nhà
- Không nên kiêng tắm nước khi mắc bệnh chân tay miệng.
- Không tiếp xúc với người bị chân tay miệng nếu không có đồ bảo hộ
- Người bị chân tay miệng nên ăn những thực phẩm dễ tiêu, thức ăn lỏng.
Xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà với Xander
Một vấn đề cần lưu ý là hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu chobệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệubệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.
Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của Xander
100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Chi tiết gói xét nghiệm tay chân miệng của Xander
- Xét nghiệm xác địnhEnoterovirus và EV71 test nhanh (virus chính gây ra bệnh chân tay miệng): Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Enoterovirus-virus chính gây ra bệnh chân tay miệng
- Xét nghiệm CRP định lượng: Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ để theo dõi phát hiện biến chứng
- Công thức máu: Giúp sàng lọc những bệnh lý đặc trưng bởi những thay đổi nghiêm trọng về số lượng tế bào máu (ví dụ trong các bệnh nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, ở các bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại...)
- Xét nghiệm ALT (GPT), AST (GOT): Kiểm tra chức năng gan, có thể đánh giá được sự hoạt động của gan có đang bị yếu tố nào gây ảnh hưởng hay không?
- Xét nghiệm Creatinin, Ure (Máu): Kiểm tra chức năng thận, đánh giá tổn thương và biến chứng của bệnh
Khám thai ở đâu tốt tại TP. Hồ Chí Minh?
Top 3 phòng khám nam khoa Hải Phòng được bạn đọc quan tâm nhất
Những phòng khám phụ khoa ở Hải Dương tốt nhất
1
Chi phí cấy que tránh thai là bao nhiêu tiền và nên khám ở đâu?
Địa chỉ uy tín điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh tại Hà Nội
Cách tính tổng giá xét nghiệm
Giá gói xét nghiệm tay chân miệng của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 595,000 đồng.
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Điện thoại:(024) 73049779 / 0984.999.501
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Vừa rồi, Lily & WeCare giúp người bệnh hiểu rõ hơn về bệnh tay chân miệngvà một vài địa chỉ điều trị tay chân miệng hiệu quả. Khi có những dấu hiệu bất thường về chân , tay , miệng bạn nên tới cơ sở y tế để khám và kịp thời điều trị.
Xem thêm:
- Trẻ em ở độ tuổi nào dễ bị lây nhiễm bệnh tay chân miệng nhất
- Hà Nội phát động chiến dịch phòng chống tay chân miệng
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!