Ngày càng nhiều trẻ em bị viêm loét, thủng dạ dày: Nguyên PGĐ BV Bạch Mai chỉ ra nguyên nhân

Cần biết - 11/24/2024

Mới đây, một bệnh nhi 15 tuổi vào bệnh viện Đại học Y cấp cứu cấp cứu vì thủng dạ dày. Các bác sĩ cho biết em bị áp lực nhiều quá do học hành.

Ngày càng nhiều trẻ em bị viêm loét, thủng dạ dày: Nguyên PGĐ BV Bạch Mai chỉ ra nguyên nhân

Gia tăng trẻ bị viêm loét dạ dày

Theo TS. BS Nguyễn Thị Việt Hà, Trưởng khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Nhi Trung ương, tại khoa số trẻ đến điều trị bị mắc viêm dạ dày chiếm đến 1/3.

Ví dụ, trường hợp của em Trần Anh M (13 tuổi, trú tại Chương Mỹ, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau bụng, đi ngoài phân đen, hay nôn ói. Bác sĩ nội soi kiểm tra dạ dày thì phát hiện có vết loét dạ dày to gây xuất huyết tiêu hoá.

Bố của bé cho biết từ vài năm nay con hay kêu đau bụng nhưng chỉ nghĩ là bệnh giun nên cho dùng thuốc sổ giun. So với bạn bè lúc nào bé M cũng yếu ớt, da xanh, nhợt nhạt nhưng gia đình chủ quan ngại đi khám. Khi bác sĩ cho biết bé bị loét dạ dày, bố mẹ của M đều bất ngờ.

Trẻ nhỏ bị viêm loét dạ dày có triệu chứng đau bụng, chiếm 64,5% các trường hợp loét; đau thượng vị; đau quanh rốn hoặc toàn bụng; đau có liên quan tới bữa ăn; đau có thể giảm sau khi ăn.

Đặc điểm cơn đau, trẻ thường đau vào nửa đêm hoặc đầu buổi sáng. Đau nhiều đợt, tái diễn, thường đau bụng là lý do khiến người nhà đưa các cháu đi khám. Trẻ bị nôn tái diễn, liên quan đến bữa ăn.

Ngày càng nhiều trẻ em bị viêm loét, thủng dạ dày: Nguyên PGĐ BV Bạch Mai chỉ ra nguyên nhân

Ảnh minh hoạ

Nhiều trường hợp nặng xuất huyết đường tiêu hóa: Trẻ có thể nôn ra máu và ỉa phân đen, bệnh cảnh có thể xảy ra ồ ạt cấp tính hoặc diễn biến từ từ, kéo dài.

Đặc biệt nhiều trẻ vào viện trong tình trạng thiếu máu, do chảy máu kín đáo nhưng có khi thiếu máu nặng, cấp tính gây sốc. Một số trường hợp biểu hiện kín đáo, chỉ thiếu máu là triệu chứng nổi bật, chẩn đoán ban đầu thường là thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.

GS Mai Trọng Khoa – Nguyên phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết bệnh viêm loét dạ dày ở trẻ em không phải hiếm. Nhiều năm trước người ta quan niệm bệnh chỉ có ở người lớn nhưng giờ đây trẻ nhỏ bị cũng nhiều.

Bệnh có thể biểu hiện bằng tình trạng xuất huyết tiêu hoá cấp tính như nôn ra máu hoặc ỉa phân đen kèm theo đau bụng và tình trạng thiếu máu cấp tính. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây tử vong do tình trạng thiếu máu.

Nhưng cũng có thể diễn biến từ từ trong thể loét tiên phát thường gặp ở trẻ lớn, đặc biệt là trẻ > 6 tuổi, biểu hiện lâm sàng chính gần giống ngưới lớn nhưng ít điển hình hơn.

Không riêng viêm loét dạ dày, theo GS Khoa tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ em cũng càng ngày càng tăng làm tăng tỷ lệ những người mắc trẻ. Số lượng bênh nhân ung thư trẻ em mắc nên tỷ lệ tăng.

Thực tế, GS Khoa cho biết ông gặp rất nhiều cháu bé bị viêm dạ dày sớm mà ngày xưa không gặp. Có cháu bé mới vài tuổi đã loét dạ dày mà những vết loét sâu tưởng chừng chỉ có ở người lớn.

Nguyên nhân do đâu?

Theo GS Khoa nguyên nhân gây ra tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ do áp lực như người lớn chỉ một phần.

Có một bệnh nhân GS Khoa điều trị cháu bé ăn uống vô tội vạ chỉ ăn đồ ăn nhanh, nước ngọt và dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng quá tải dẫn tới viêm dạ dày.

Ngày càng nhiều trẻ em bị viêm loét, thủng dạ dày: Nguyên PGĐ BV Bạch Mai chỉ ra nguyên nhân

GS Mai Trọng Khoa.

Đặc biệt, không hiếm cháu bé được cha mẹ cho tiền ăn sáng không ăn mà mua đồ ăn vặt ăn thay thế các thực phẩm chua, cay, mặn, ngọt đủ cả.

'Do xu hướng phát triển của xã hội, bố mẹ công nghiệp hoá không ai quan tâm tới con mà cho con ăn fastfood, sự kiểm soát giáo dục của gia đình và bố mẹ ít. Công nghiệp hoá trong thực phẩm thức ăn nhanh, chiên rán nhiều cũng là yếu tố làm tăng tình trạng viêm loét dạ dày ở trẻ nhỏ', GS Khoa cho biết.

Ngoài ra, trong các nghiên cứu gần đây, ngày càng thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa tỉ lệ mắc bệnh, tần xuất tái phát viêm loét dạ dày-tá tràng với tình trạng nhiễm HP.

Đường nhiễm HP chủ yếu qua con đường ăn uống. Ngoài ra, còn đường chất nôn, đư­ờng dạ dày. Tỉ lệ nhiễm liên quan đến vệ sinh môi tr­ường và ăn uống. Trong khi đó, trẻ nhỏ học bán trú cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn này khiến tình trạng viêm loét dạ dày nhiều hơn.

Khi trẻ bị viêm loét dạ dày phải điều trị triệt để giảm nguy cơ thủng dạ dày cũng như hẹp môn vị (yếu tố có thể dẫn tới ung thư dạ dày).

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!