Bệnh tinh hoàn ẩn ở bé: Chi phí phẫu thuật bao nhiêu? 5

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Tinh hoàn ẩn ở trẻ nhỏ là một bệnh lý thường gặp nhất, mặc dù nó không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau của bé vì thế việc phẫu thuật tinh hoàn ẩn là một điều cần thiết. Vậy chi phi cho một lần phẫu thuật này hết bao nhiêu?

Tinh hoàn ẩnở trẻ nhỏ là một bệnh lý thường gặp nhất, mặc dù nó không quá nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản về sau của bé vì thế việc phẫu thuật tinh hoàn ẩn là một điều cần thiết. Vậy chi phi cho một lần phẫu thuật này hết bao nhiêu?

Trong quá trình phát triển của thai nhi nam, từ đầu tinh hoàn sẽ nằm trong ổ bụng sau đó di chuyển dần xuống bìu. Tinh hoàn ẩn là tình trạng tinh hoàn dừng lại trên đường di chuyển từ bụng xuống bìu. Đây là một loại bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi. Có thể gặp tình trạng này ở hai bên hay chỉ gặp ở một bên và thường là bên phải. Tỷ lệ tinh hoàn ẩn ở bé trai khi sinh chiếm từ 3-4%, tỷ lệ này có thể cao hơn ở trẻ thiếu cân, sinh non và sinh đôi.

Tinh hoàn ẩn bị gây nên bởi rối loạn phát triển

Trong quá trình tinh hoàn di chuyển từ bụng xuống bìu chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Nếu xảy ra tình trạng rối loạn, các yếu tố này sẽ gây ra hiện tượng tinh hoàn không thể xuống tới bìu và gây ra chứng tinh hoàn ẩn. Các yếu tố đó là suy tuyến yên, làm thiếu gonadotropin gây tinh hoàn ẩn và nhỏ dương vật; việc sai lệch tổng hợp testosteron do thiếu men 17α-hydroxylase, 5α-reductase... làm cho tinh hoàn phát triển không như bình thường; đồng thời giảm khả năng cảm nhận của các thụ thể androgen: gây ảnh hưởng sự phát triển chức năng sinh dục nam, cũng như gây ẩn tinh hoàn; nếu mẹ mang thai nhi nam mà dùng diethylstilbestrol nhiều hay dùng kháng androgen thì thai nhi có nguy cơ bị tinh hoàn ẩn; phát triển bất thường của dây chằng tinh hoàn - bìu làm cho tinh hoàn nằm lơ lửng trên cao, không xuống được tới bìu; các yếu tố cơ học gây cản trở sự di chuyển của tinh hoàn như: cuống mạch của tinh hoàn ngắn, xơ hoá vùng ống bẹn...

Bệnh tinh hoàn ẩn ở bé: Chi phí phẫu thuật bao nhiêu?
                    
                    
                        
                        5

Dấu hiệu bệnh tinh hoàn ẩn ở bé

Có thể phát hiện bệnh qua việc sờ nắm cả hai bên để so sánh. Ngoài ra cần kết hợp với một số thiết bị chẩn đoán và xét nghiệm để phát hiện bệnh. Một số xét nghiệm thường dùng như siêu âm bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng hay nội soi ổ bụng giúp cho việc xác định chính xác nhất vị trí của tinh hoàn ẩn ở bé. Ngoài ra, còn có thể phát hiện ra những bất thường khác của tinh hoàn như u tinh hoàn, vôi hóa nhu mô tinh hoàn... Hiện nay, nghiệm pháp HCG được coi là một nghiệm pháp sử dụng để xác định xem tinh hoàn có hay không có trong trường hợp cả hai tinh hoàn đều không sờ thấy. Ngoài ra, các mẹ cũng nên cho bé xét nghiệm nội tiết tố: LH, FSH, prolactin, estradiol và testosteron để chẩn đoán tinh hoàn ẩn.

Bênh tinh hoàn ẩn để lại hậu quả gì cho bé yêu của bạn?

Với các trẻ có tinh hoàn ẩn, đường ống của các ống dẫn tinh nhỏ hơn, mức đô sơ hóa tinh hoàn cũng cao hơn cùng với sự thay đổi về mô học của các tinh hoàn có thể dẫn đến hiện tượng vô sinh. Nếu chỉ ẩn tinh hoàn ở một bên thì vẫn có khả năng sinh con nhưng nếu ẩn cả hai bên thì tình trạng vô sinh lại rất cao.

Ngoài ra người bị tinh hoàn ẩn còn mặc phải một số bệnh như tinh hoàn dễ bị xoắn, vặn bất thường...

Bệnh tinh hoàn ẩn ở bé: Chi phí phẫu thuật bao nhiêu?
                    
                    
                        
                        5

Bệnh tinh hoàn ẩn cần được phẫu thuật sớm

Hiện nay, đối với trường hợp của trẻ có thể áp dụng điều trị bằng hai hình thức đó là dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Uống thuốc nội tiết tố HCG để giúp tinh hoàn phát triển và sau đó di chuyển xuống đúng vị trí. Tuy nhiên, việc dùng thuốc thường không hiệu quả lại còn gây mất khá nhiều thời gian thế nên chỉ định phẫu thuật là giải pháp tốt nhất cho những trường hợp bị ẩn tinh hoàn ở trẻ nhỏ dù cho chi phí mổ tinh hoàn ẩn có thể cao hơn so với việc dùng thuốc.

Thời gian phẫu thuật tốt nhất cho trẻ là từ 1-2 tuổi để có thể di chuyển tinh hoàn về đúng chỗ của nó. Còn nếu bé bị ẩn ở cả hai bên thì thời gian mổ nên cách nhau từ 6 đến 8 tháng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe của mỗi bé. Tùy vào tình trạng của mỗi bé mà bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật như thế nào.Thường thì phẫu thuật xong trong ngày và bé có thể được về luôn mà không cần ở lại viện. Và sẽ tái khám lại theo yêu cầu của bác sĩ. Một ca phẫu thuật không có bảo hiểm thường vào khoảng 3-5 triệu đồng. Tại Hà Nội, bạn có thể cho bé tới khám và phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Bệnh viện Nam học và hiếm muộn Hà Nội.


Tinh hoàn ẩn xuất hiện chịu nhiều tác động của các yếu tố, trong đó có những yếu tố có thể phòng tránh được như khi mẹ mang thai tránh dùng diethylstilbestrol nhiều; hoặc không dùng các chế phẩm kháng androgen. Đối với trẻ trai sinh thiếu cân, sinh non hoặc sinh đôi, cha mẹ cần chú ý kiểm tra xem bé có bị ẩn tinh hoàn hay không để đưa trẻ đi điều trị sớm. Mọi trường hợp phát hiện được trẻ trai bị tinh hoàn ẩn, cha mẹ cần đưa con đi khám để được chẩn đoán và điều trị sớm, tránh nguy cơ vô sinh và ung thư hóa tinh hoàn...

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!