Ung thư phổi là căn bệnh trong đó xuất hiện một khối u ác tính được mô tả qua sự tăng sinh tế bào không thể kiểm soát trong các mô phổi. Nó đứng vào hàng 5 căn bệnh nguy hiểm và có nguy cơ tử vong cao ở Việt Nam. Căn bệnh đã và đang gieo rắc nỗi ám ảnh đối với nhiều người bệnh.
Đại cương về ung thư phổi
Ung thư phổi bắt nguồn từ các mô phổi, thường từ các tế bào trong đường dẫn khí. Có hai loại ung thư phổi chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NCSLC). Các loại này được chẩn đoán dựa trên sự khác nhau về hình dạng được xem xét dưới kính hiển vi. Hơn 80% các ca ung thư phổi thuộc loại không phải tế bào nhỏ. Trong đó, ung thư phổi không tế bào nhỏ (NCSLC) có 3 loại chính là ung thư tuyến, ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào lớn.
Ở nước ta, ung thư phổi có mức độ phổ biến thứ hai sau ung thư gan ở cả nam và nữ. Tuy nhiên ung thư phổi có thể tránh dễ dàng và chủ động bằng cách không hút thuốc và tránh xa khói thuốc lá.
Bệnh ung thư phổi lây qua đường nào?
Bệnh ung thư phổi lây qua đường nào đang là câu hỏi của rất nhiều người thắc mắc về căn bệnh nguy hiểm này. Cũng giống như nhiều bệnh ung thư khác, bệnh ung thư phổi không phải là bệnh lây nhiễm nhưng là bệnh có khuynh hướng di truyền.
Điều đó đồng nghĩa với việc những người có người thân trong gia đình mắc bệnh ung thư phổi thì cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. Tuy không phải trường hợp nào cũng có thể di truyền nhưng nếu trong gia đình có người thân từng mắc ung thư phổi thì việc nên làm là cần phải tầm soát ung thư định kỳ.
Bệnh ung thư phổi hoàn toàn không lây nhiễm trong mỗi trường không khí, ăn uống, không lây truyền từ người sang người. Phòng ngừa ung thư phổi bằng cách: Không hút thuốc, hạn chế rượu bia, tập thể dục thể thao, có lối sống lành mạnh & tránh xa môi trường không khí ô nhiễm...
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Tuy không phải là con đường lây bệnh ung thư phổi nhưng hành vi hút thuốc lá thì có thể gây ảnh hưởng đến người khác khiến tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi. Theo đó, nếu như trong gia đình có người hút thuốc lá thì nguy cơ những người xung quanh hít phải hơi thuốc thì nguy cơ mắc bệnh cao với những người đó.
Thực hư chuyện chữa ung thư vòm họng bằng nấm lim xanh và nấm linh chi
2
Khám phá bài thuốc chữa tiểu đường của người dân tộc Xơ Đăng
Được cứu mạng bởi cây thuốc chữa ung thư gan giai đoạn cuối
Chữa đau ruột thừa khi mang thai ở 91 Hàng Buồm bác sĩ Lê Anh Tuấn
Chia sẻ câu chuyện nhổ 4 chiếc răng khôn tại bệnh viện Việt Nam – Cuba
Làm sao để phát hiện bệnh ung thư phổi?
Ung thư phổi là một trong những căn bệnh rất khó phát hiện sớm. Do bệnh thường vay mượn triệu chứng của các căn bệnh thông thường về phổi khác. Nhất là ở giai đoạn đầu, bệnh ung thư phổi thường rất khó phát hiện vì ở giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng.
Cho đến khi ung thư phát triển, bệnh ung thư phổi thường biểu hiện ở các triệu chứng thông thường như: Ho dai dẳng; ho càng ngày càng nặng, ho ra máu; khó thở, thở gấp, đau ngực, giọng nói khàn khàn; viêm phổi, cảm giác mệt mỏi kéo dài; sút cân không rõ nguyên nhân... Đó là lý do bệnh ung thư phổi thường được phát hiện muộn.
Lily & WeCare tin rằng, qua bài viết này, các bạn đã có câu trả lời chắc chắn về vấn đề: “Bệnh ung thư phổi lây qua đường nào?” và nhiều kiến thức hữu ích khác về căn bệnh này, để chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất cho bản thân và gia đình mình.
Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.
>>>Xem thêm:Ung thư phổi di căn có chữa được không?
>>>Xem thêm:Ung thư phổi gây nổi hạch ở đâu?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!