Bệnh vảy nến có dễ lây nhiễm sang người khác không?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

“Bệnh vảy nến có lây nhiễm sang người khác không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là bệnh nhân vảy nến và người thân của họ. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

“Bệnh vảy nến có lây nhiễm sang người khác không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, đặc biệt là bệnh nhân vảy nến và người thân của họ. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu câu trả lời chính xác nhất cho vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Bệnh vảy nến có dễ lây nhiễm sang người khác không?

Bệnh vảy nến là gì?

Trước khi trả lời câu hỏi “Bệnh vảy nến có lây qua tiếp xúc hay không?”, chúng ta cần tìm hiểu khái quát căn bệnh về da này. Vảy nến là một một dạng bệnh về da rất thường gặp ở Việt Nam nói riêng và trên toàn thế giới nói chung.

Bệnh vảy nến phát sinh bởi sự quá sản của lớp tế bào sừng, biểu hiện trên da bằng những mảng đỏ đóng vảy và có giới hạn rõ. Khi đè lên, những mảng màu đỏ này sẽ biến mất. Các mảng đỏ có độ dày từ vài cm tới vài chục cm, có phủ lớp vảy trắng đục mà khi cạy ra, lớp vảy này rụng lả tả như sáp nến.

Bệnh vảy nến có dễ lây nhiễm sang người khác không?

Các thương tổn do bệnh vảy nến phân bổ đối xứng ở vùng xương cụt, đầu gối, cùi chỏ, da đầu và rìa chân tóc. Bệnh tuy không gây đau đớn nhưng có thể gây cảm giác ngứa ngáy với mức độ nặng nhẹ, ít nhiều khác nhau tuỳ theo từng người.

Ở những người bị vảy nến nặng, bệnh có thể gây biến dạng khớp, đau khớp, hư móng, nổi mủ toàn thân hoặc từng vùng và khiến cả người bị ửng đỏ da không thể hồi phục được. Bệnh vảy nến có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh tới người già với tỷ lệ nam và nữ bằng nhau.

Nguyên nhân gây ra bệnh vảy nến

Do di truyền

Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh vảy nến ở đa số người bệnh. Theo báo Thanh Niên, nếu trong gia đình chỉ có cha hoặc mẹ mắc vảy nến thì khoảng 8% con sẽ bị bệnh, nếu cả cha và mẹ đều mắc vảy nến thì tỷ lệ các con bị bệnh là 41%.

Các thống kê cũng cho thấy, khoảng 30% bệnh nhân vảy nến có yếu tố gia đình (cha mẹ, anh chị em ruột, họ hàng trực hệ,...) và tới 70% các cặp sinh đôi cùng mắc vảy nến. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, những kháng nguyên DR7, B17, B13 và HLAW6 liên quan tới bệnh vảy nến và khớp.

Do rối loạn hệ miễn dịch

Trong một số trường hợp, bệnh vảy nến là do sự rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh. Thay vì tấn công các yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể như virus, vi khuẩn,... thì hệ miễn dịch lại tác động vào chính biểu bì da của cơ thể chính khiến những tế bào này nhanh chóng chết đi.

Do nhiễm khuẩn

Nguyên nhân này thường gặp nhất ở trẻ em do vệ sinh da, chăm sóc da không sạch sẽ và sai cách, làm tăng khả năng nhiễm khuẩn mắc bệnh vảy nến.

Do thuốc

Đôi khi, bệnh vảy nến có thể do các tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc như thuốc corticoid, lithium, chẹn beta kéo dài,...

Do stress

Tâm lý căng thẳng kéo dài do áp lực công việc và học tập có thể khiến bệnh vảy nến khởi phát, tái phát trở lại hoặc nặng lên đột ngột.

Bệnh vảy nến có dễ lây nhiễm sang người khác không?

Qua đó, có thể kết luận rằng, cơ thể phát sinh bệnh vảy nến hoàn toàn không liên quan gì tới việc tiếp xúc với bệnh nhân. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc liệu bệnh vảy nến có lây qua tiếp xúc hay không thì có thể yên tâm chung sống, sinh hoạt hoặc tiếp xúc cùng với người bị vảy nến.

Bệnh vảy nến có dễ lây nhiễm sang người khác không?

Hiện vẫn chưa thể tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra bệnh vảy nến song không ít người có tâm lý e dè, né tránh, ngại tiếp xúc với những người bị vảy nến do sợ bị lây nhiễm. Tuy nhiên, các bác sĩ khẳng định đây là suy nghĩ sai lầm do các nghiên cứu khoa học đã chứng minh bệnh vảy nến không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường.

Lý do là bởi cơ chế của bệnh vảy nến là do sự rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể. Thay vì tấn công những tế bào lạ hoặc chất lạ xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch lại tấn công các tế bào bình thường của chính cơ thể chủ. Như vậy, bệnh vảy nến là kết quả của quá trình rối loạn bên trong cơ thể bệnh nhân, không phải do nhiễm vi khuẩn hay virus và không lây lan từ người này sang người khác qua ăn uống, tiếp xúc, ngủ nghỉ cùng người bệnh cũng như không lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể người bệnh.

Bệnh không lây nhưng chữa không hết!

Do nguyên nhân sinh bệnh phức tạp, vảy nến là một trong những bệnh về da khó chữa hết hẳn. Việc tái phát bệnh thường gây chán nản trong tâm lý người bệnh. Việc trị liệu chỉ giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, giúp thuyên giảm các biểu hiện ngoài da, giảm nguy cơ dẫn đến các biến chứng nặng nề, khó chữa như tổn thương khớp, vảy nến mủ hoặc bệnh cảnh đỏ da toàn thân.

Việc phòng bệnh nhằm giúp ngăn chặn sự trầm trọng của bệnh hơn là ngăn bệnh không xảy đến với mình. Biết cách chế ngự stress, giữ cho sức khỏe tốt, trị vảy nến ngay từ khi thương tổn da còn ít theo các hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa là những việc làm mang lại hiệu quả tốt.

Bệnh nhân phải hiểu được tinh thần sống chung với bệnh, rèn luyện thể lực, vui chơi giải trí lành mạnh, ăn uống đầy đủ dưỡng chất vì người có bệnh thường bị mất đạm qua lượng vảy tróc ra hằng ngày. Chỉ dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc, không được tự trị lấy!

Điều trị bệnh vảy nến như thế nào?

Hiện vẫn chưa có phương pháp nào có thể điều trị bệnh vảy nến tận gốc. Mục tiêu chính của quá trình điều trị chỉ nhằm kiểm soát tình trạng tăng sinh tế bào da và giảm viêm, giúp kéo dài thời gian ổn định bệnh cũng như hạn chế, ngăn ngừa tối đa các biến chứng.

Một số phương pháp điều trị bệnh vảy nến hiện được áp dụng phổ biến nhất gồm:

Tại chỗ

Phương pháp này được sử dụng trong trường hợp bệnh vảy nến nhẹ hoặc trung bình, có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp cùng các phương pháp khác. Có rất nhiều loại thuốc trị vảy nến có thể thoa tại chỗ nhưng đều cần phải sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu như acid salicylic, anthralin, hắc in, retinoid, ức chế calcineurin, dẫn xuất vitamin D3, corticostreroid,...

Toàn thân

Trong trường hợp mắc bệnh vảy nến nặng, người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn và theo dõi sử dụng một số loại thuốc như sulfasalazine, retinoid, cyclosporine, metrotrexate,...

Bệnh vảy nến có dễ lây nhiễm sang người khác không?

Thuốc sinh học

Đây là nhóm thuốc mới có khả năng ức chế các thành phần chuyên biệt trong đáp ứng miễn dịch của bệnh vảy nến. Tuy nhiên, các loại thuốc này rất đắt đỏ và hiện chưa có sẵn ở Việt Nam.

Quang trị liệu

Đây là phương pháp sử dụng tia sáng để điều trị bệnh vảy nến như tia laser (Excimer), tia UVB, tia UVA,... Trong đó, các tia tử ngoại UV sẽ tấn công và phá huỷ những ADN trong tế bào, qua đó phá huỷ toàn bộ tế bào.

Bên cạnh vấn đề bệnh vảy nến có lây qua tiếp xúc hay không và những cách điều trị bệnh, nhiều người còn quan tâm đến việc liệu bệnh nhân mắc vảy nến có cần tuân theo một chế độ ăn uống và chăm sóc đặc biệt nào không. Theo các bác sĩ, nhìn chung bệnh vảy nến không cần một chế độ ăn đặc biệt nào.

Tuy nhiên, người bệnh cần kiêng bia rượu, hạn chế thức ăn béo và tăng cường bổ sung những loại thực phẩm có chứa omega-3 và acid folic. Đồng thời, bệnh nhân mắc bệnh vảy nến cần tuân thủ nghiêm ngặt những hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa da liễu về những việc nên làm và không nên làm hàng ngày để giúp kiểm soát và chung sống hoà bình với bệnh vảy nến tốt hơn.

Minh Thùy

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!