Viêm gan E (viêm gan siêu vi E) là loại bệnh truyền nhiễm qua đường tiêu hóa, phát triển mạnh ở các nước nhiệt đới, vệ sinh môi trường kém, thường xuyên có mưa bão. Khoảng 10% các trường hợp bệnh viêm gan siêu vi E chuyển diễn tiến sang xơ gan, ung thư gan. Vậy viêm gan siêu vi E chính xác là bệnh gì?
Tháng 9/2007, một nhà dịch tễ học Hà Lan trong hội nghị của Tổng hội Vi sinh học đã báo động: bệnh viêm gan siêu vi E đang bùng phát tại châu u, trong khi trước kia bệnh này hầu như ở châu Á và châu Phi. “Từ Tây Ban Nha đến Đan Mạch, mọi quốc gia đều bị ảnh hưởng”. Viêm gan siêu vi E đôi khi là một chứng bệnh gây chết người, chưa biết rõ và hiện nay chưa có thuốc điều trị. Do đó giới chức châu u và cộng đồng khoa học đang huy động toàn lực để tìm hiểu bệnh này.
Năm 1955, trận lụt lớn tại Ấn Ðộ gây ra tiêu chảy và vàng da cho hàng ngàn người. Ban đầu, người ta cho rằng bệnh viêm gan A một lần nữa lan tràn khắp nơi qua nước uống đã bị ô nhiễm, nhưng sau khi thử máu, đa số bệnh nhân đều có kháng thể chống lại vi khuẩn viêm gan A. Từ đó, các nhà khoa học khám phá ra vi khuẩn viêm gan mới, gần giống như vi khuẩn viêm gan A với đường lây bệnh chủ yếu nước uống, thức ăn. Ðó là vi khuẩn viêm gan siêu vi E.
1. Bệnh viêm gan siêu vi E là gì?
Vi khuẩn viêm gan siêu vi Eđược tìm thấy mọi nơi, nhưng nhiều nhất vẫn là các nước ở Châu Phi, Châu Mỹ Latin, Trung Đông, Ấn Ðộ, Trung Ðông, Ðông Nam Á. Bệnh bùng phát theo từng chu kỳ, theo những mùa mưa lớn gây ra lũ lụt.
Khác với bệnh viêm gan A, đa số bệnh nhân sau khi tiếp xúc với vi khuẩn sẽ bị lây bệnh thì vi khuẩn viêm gan siêu vi E chỉ gây bệnh tật với tỉ lệ rất ít từ 1 đến 10%. Song, một khi bị nhiễm trùng, bệnh viêm gan siêu vi E có thể trở nên ác tính. Độ tuổi dễ bị lây bệnh nhất là từ 15 đến 40 tuổi, người đang mang thai, nhất là vào 3 tháng cuối cùng là đối tượng cần cảnh giác nhất. Trong trường hợp mang thai, hơn 20% các bào thai có thể bị chết trong bụng mẹ hoặc sau khi ra đời. Ngày nay, vi khuẩn viêm gan siêu vi E được coi là nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây ra dịch viêm gan lây qua đường tiêu hóa.
2. Những ai có thể bị nhiễm bệnh viêm gan siêu vi E?
Vì viêm gan siêu vi E là bệnh truyền nhiễm nên bất cứ ai cũng có thể bị. Bệnh viêm gan siêu vi E dễ lây từ người này qua người khác, qua nước uống và thức ăn bị nhiễm vi khuẩn viêm gan siêu vi E. Bệnh dễ lây nhất là qua con đường từ phân đến miệng. Tại các nước chậm phát triển, vì phân người vẫn còn được dùng trong nông nghiệp nên bệnh dễ lan tràn một cách nhanh chóng và dễ dàng. Thêm vào đó, hệ thống cầu cống tại các nước này chưa hoàn chỉnh nên nước uống có thể bị ô nhiễm vào mỗi mùa bão lụt.
Tuy nhiên, với người sống cùng nhau, nêu một người bị mắc bệnh viêm gan siêu vi E thì khả năng lây bệnh cho người khác lại thấp. Theo thống kê, chỉ khoảng 0.7% đến 2.2% người bị lây bệnh khi chung sống với bệnh nhân viêm gan siêu vi E. Các nhà khoa học cho rằng vi khuẩn viêm gan siêu vi E không được “khỏe” cho lắm, dễ bị tiêu hủy bởi thiên nhiên. Hơn nữa, người ta cần phải nuốt lượng vi khuẩn viêm gan siêu vi E nhiều hơn nếu so với trường hợp của bệnh viêm gan A thì mới có thể lây bệnh. Bệnhviêm gan siêu vi Eđôi khi lây qua máu và hầu như không lây qua đường quan hệ tình dục.
3. Triệu chứng dễ gặp của bệnh viêm gan siêu vi E
Triệu chứng của bệnh viêm gan siêu vi E kéo dài từ vài ngày đến vài tuần lễ, thường rất nhẹ và nhất thời. Bệnh không gây hậu quả lâu dài, như các bệnh viêm gan B, C, D. Tuy nhiên, bệnh có thể trở thành ác tính và nguy hiểm, nhất là với phụ nữ mang thai. Cứ 1 trong 5 phụ nữ mang thai nếu bị lây bệnh viêm gan siêu vi E vào những tháng cuối cùng có thể sẽ tử vong vì căn bệnh này.
Sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 15 đến 60 ngày. Ban đầu bệnh nhân sẽ bị hâm hấp nóng, mệt mỏi, đau nhức toàn thân như bị cảm cúm. Sau đó, mắt và da dần chuyển thành vàng, phân có màu nhạt như đất sét, nước tiểu đậm màu. Kèm với đó là bụng khó chịu, đau lâm râm, buồn nôn và nôn. Một số bệnh nhân còn bị hiện tượng nổi mề đay, tiêu chảy, đau xương khớp. Tình trạng này có thể kéo dài từ 1 đến 6 tuần. Từ lúc mắt và da trở nên vàng, vi khuẩn viêm gan siêu vi E có thể được tìm thấy trong phân của người bệnh. Nếu sinh hoạt, vệ sinh không sạch sẽ, vi khuẩn này có thể làm ô nhiễm nước uống, dẫn đến lây nhiễm cho người chung quanh. Khi mắc viêm gan siêu vi E, đa số bệnh nhân không cần chữa, bệnh sẽ từ từ giảm dần và biến mất. Một số trường hợp hiếm hoi, gan bị tàn phá rất nhanh và người bệnh có thể tử vong nếu không được ghép gan.
4. Cách xác định bệnh viêm gan siêu vi E
Để xác định bệnh viêm gan siêu vi E, thử máu vẫn là phương pháp độc nhất. Song, đây là một căn bệnh còn mới, nên nhiều người không quan tâm đến. Khi bệnh đang hoành hành, kháng thể HEV-IgM có thể sẽ tăng cao. Như đã biết, kháng thể IgM tượng trưng cho bệnh viêm gan cấp tính vừa mới bị lây. Kháng thể IgG là kháng thể khi cơ thể đã tiếp xúc với vi khuẩn từ lâu. Người mang trong mình kháng thể HEV-IgG sẽ miễn nhiễm và không bị lây bệnh viêm gan siêu vi E. Tuy nhiên, sau một thời gian từ 5 đến 10 năm, kháng thể HEV-IgG sẽ giảm dần và không thể bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập của vi khuẩn viêm gan siêu vi E nữa.
Tiếc thay, phương pháp thử kháng thể HEV-IgM rất cầu kỳ, chỉ một số phòng thử máu được trang bị đầy đủ máy móc mới có thể phân tích được. Vì thế, một lượng lớn bệnh nhân viêm gan siêu vi E cấp tính thường bị chẩn đoán lầm viêm gan cấp tính "không nguyên cớ".
Sau khi triệu chứng của bệnh viêm gan siêu vi E cấp tính bộc phát, vi khuẩn viêm gan siêu vi E vẫn tiếp tục xuất hiện trong phân 3 đến 8 tuần. Vì thế, bệnh vẫn tiếp tục lây cho người khác 1 đến 2 tháng. Khi đã lành bệnh, cơ thể sẽ có kháng thể chống lại vi khuẩn viêm gan siêu vi E trong thời gian dài.
5. Điều trị bệnh viêm gan E
Cho đến nay, bệnh viêm gan do virus, trong đó có viêm gan E vẫn chưa có thuốc đặc trị. Việc điều trị chủ yếu là dùng thuốc để ức chế sự phát triển của virus viêm gan E và kết hợp với việc ăn uống, nghỉ ngơi để kích thích cơ thể tăng sản sinh kháng thể chống lại virus. Tuy vậy, bệnh nhân cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ, tránh việc tự ý dùng thuốc hoặc bỏ ngang phác đồ điều trị.
6. Phòng ngừa bệnh viêm gan siêu vi E
Cho đến nay người ta vẫn chưa tìm ra được thuốc chủng ngừa bệnhviêm gan siêu vi E.
Vì thế, vấn đề vệ sinh môi trường, nhất là việc đảm bảo nguồn nước sạch, cũng như cải thiện các hệ thống cống rãnh thoát nước trong thành phố ... là những biện pháp tích cực và hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh đáng ngại này.
Trong thời gian xảy ra dịch bệnh, những biện pháp phòng ngừa cần được áp dụng triệt để như đối với các bệnh truyền nhiễm khác. Nhất là ý thức trách nhiệm của những người đã mắc bệnh, cần quan tâm đến việc đảm bảo các điều kiện vệ sinh cá nhân để không đẩy nhanh sự lan tràn của siêu vi trong môi trường.
Vì siêu vi E khá “yếu ớt”, nên việc “ăn chín, uống chín” cũng là một biện pháp rất hữu hiệu để phòng ngừa bệnh. Như chúng ta đã biết, chỉ cần đun sôi thức ăn, nước uống trong vòng một phút là đã có thể tiêu hủy viêm gan siêu vi E một cách dễ dàng.
Hy vọng trong một tương lai gần đây, người ta sẽ khám phá ra thuốc chích ngừa viêm gan siêu vi E.
7. Xét nghiệm xác định virus viêm gan E tại Xander
Nếu nghi ngờ mình đã nhiễm virus viêm gan, việc làm các xét nghiệm để chẩn đoán viêm gan là rất cần thiết, có thể bạn thực hiện theo định kì 6 tháng/lần hoặc khi cơ thể thấy xuất hiện các dấu hiệu điển hình như rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết tố, đau gan, da đổi màu,... thì phải xét nghiệm kiểm tra viêm gan ngay.
Hiện Xander có cung cấp 2 loại xét nghiệm là HEV IgG (ELISA) và HEV IgG (ELISA) tại nhà giúp chẩn đoán nguy cơ nhiễm các loại virus viêm gan E.
Lợi ích khi đến với Xét nghiệm tại nhà Xander
- Mẫu xét nghiệm được lấy tại nhà khách hàng, không mất công chờ xếp hàng, lấy kết quả như khi làm xét nghiệm ở các bệnh viện công.
- 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nộivà Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương.
- Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.
- Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu đỏ của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.
Cách tính tổng chi phí xét nghiệm
Giá xét nghiệmHEV IgG (ELISA):403.000 đồng
Giá xét nghiệmHEV IgM (ELISA):311.000 đồng
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 /0899190199 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Chủ nhật: 6h00: 20h30
Xem thêm:
- Xét nghiệm viêm gan siêu vi E
- Đo GGT, AST, ALT xác định viêm gan
Để được bác sĩ gọi điện tư vấn miễn phí về xét nghiệm, hãy để lại thông tin của bạn vào form dưới đây:
Nơi sinh sống Hà Nội Hồ Chí Minh An Giang Bà Rịa - Vũng Tàu Bắc Kạn Bắc Giang Bạc Liêu Bắc Ninh Bến Tre Bình Dương Bình Định Bình Phước Bình Thuận Cao Bằng Cà Mau Cần Thơ Đà Nẵng Đắk Nông Đắk Lắk Đồng Nai Điện Biên Đồng Tháp Gia Lai Hà Giang Hà Nam Hà Tĩnh Hải Dương Hải Phòng Hậu Giang Hòa Bình Hưng Yên Khánh Hòa Kiên Giang Kon Tum Lai Châu Lạng Sơn Lào Cai Lâm Đồng Long An Nam Định Nghệ An Ninh Bình Ninh Thuận Phú Thọ Phú Yên Quảng Bình Quảng Nam Quảng Ngãi Quảng Ninh Quảng Trị Sơn La Sóc Trăng Tây Ninh Thái Bình Thái Nguyên Thanh Hóa Thừa Thiên - Huế Tiền Giang Trà Vinh Tuyên Quang Vĩnh Phúc Vĩnh Long Yên Bái Nước ngoài
Đăng ký nhận tư vấn
Chi phí xét nghiệm trước khi mang thai
Bạn có biết quy trình xét nghiệm sùi mào gà tốt nhất hiện nay không?
Phụ nữ mới mang thai không nên bỏ qua các xét nghiệm này
Mang thai 3 tháng đầu và những loại xét nghiệm các mẹ cần thực hiện
Tại sao cần xét nghiệm trước khi mang thai
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!