Bệnh viêm lưỡi có những biểu hiện như thế nào?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bác sĩ Hà Văn Chấn cho biết: "Có thể lưỡi của bạn bị viêm lưỡi. Có nhiều nguyên nhân gây viêm lưỡi: trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn (thường trên người có vấn đề về răng miệng), nấm, chấn thương, chất kích thích (thuốc lá, rượu, chất cay, thức ăn, đồ uống quá nóng); mẫn cảm (với thuốc đánh răng, chất màu thực phẩm); bệnh hệ thống như thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP;...".

Biểu hiện của bệnh viêm lưỡi

Bác sĩ Hà Văn Chấn cho biết: "Có thể lưỡi của bạn bị viêm lưỡi. Có nhiều nguyên nhân gây viêm lưỡi: trào ngược dạ dày thực quản, nhiễm khuẩn (thường trên người có vấn đề về răng miệng), nấm, chấn thương, chất kích thích (thuốc lá, rượu, chất cay, thức ăn, đồ uống quá nóng); mẫn cảm (với thuốc đánh răng, chất màu thực phẩm); bệnh hệ thống như thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin nhóm B, thiếu vitamin PP;...".

Điều trị bệnh viêm lưỡi

Cũng theo Bác sĩ Hà Văn Chấn, hai loại thuốc bạn dùng là thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau, nếu mà lưỡi bạn bị nhiễm khuẩn thì có tác dụng chữa viêm lưỡi. Bạn điều trị 20 ngày mà không hết có thể loại trừ viêm lưỡi của bạn do nguyên nhân nhiễm khuẩn cần tìm nguyên nhân khác.

Bạn bị 20 ngày mà tổn thương chưa lành chưa phải là lâu, hiện chưa nghĩ tới bệnh lý nguy hiểm nào khác.

Bạn cần phải tới bác sĩ chuyên khoa nội tổng hợp, khám và xác định viêm lưỡi nguyên phát hay viêm lưỡi do bệnh nội khoa khác (có thể có) và điều trị tích cực.

Điều trị bệnh viêm lưỡi là điều trị theo nguyên nhân gây bệnh (kháng sinh nếu nhiễm vi trùng, kháng virus nếu nghĩ do virus, kháng nấm nếu nghi do nấm, bổ sung vitamin nếu viêm lưỡi do thiếu vitamin, tránh các chất kích thích nếu viêm lưỡi do yếu tố kích thích,...). Bạn có thể khám bác sĩ tai mũi họng để được kiểm tra, tìm ra nguyên nhân và đánh giá cơ địa, tiền sử dị ứng thuốc... để chọn lựa thuốc điều trị thích hợp.

Song song với việc dùng thuốc, bạn nên:

  • Ăn nhiều rau quả, uống thêm các loại vitamin C, E, ribovlavine, B, PP và bổ sung 25 - 50 mg kẽm mỗi ngày.
  • Vệ sinh miệng kỹ lưỡng, làm sạch miệng bằng cách rơ lưỡi và niêm mạc miệng nhẹ nhàng với nước sạch hoặc mật ong trộn chung với một chút nghệ bột. Ngoài tác dụng làm sạch, những chất này còn giúp niêm mạc lưỡi và miệng mau phục hồi.

Chúc sức khỏe!

Bệnh viêm lưỡi có những biểu hiện như thế nào?

24/04/2018 - Theo: Cộng đồng Lily & WeCare

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!