Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Thời sự - 11/24/2024

Ngày 30-11, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; công bố quyết định đổi tên bệnh viện và gặp mặt kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống của bệnh viện (1/12/1964-1/12/2019). 

Ngày 30-11, Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đã tổ chức lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; công bố quyết định đổi tên bệnh viện và gặp mặt kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống của bệnh viện (1/12/1964-1/12/2019). 

Tại buổi lễ, Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Gia Tiến, Giám đốc Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đã ôn lại chặng đường 55 năm hình thành, phát triển và những cống hiến của các thầy thuốc ngành bỏng quân đội. 

Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Ngày 1-12-1964, khoa Bỏng đầu tiên của cả nước được thành lập trên cơ sở khoa Ngoại dã chiến thuộc Viện Quân y 103 (Học viện Quân y). Đến ngày 25-4-1991, Viện Bỏng quốc gia mang tên Lê Hữu Trác được thành lập trên cơ sở khoa Bỏng của Viện Quân y 103.

Từ ngày thành lập đến năm 2000, trung bình mỗi năm, Viện Bỏng đã thu dung, cấp cứu và điều trị từ 3.000 đến 4.000 bệnh nhân. Đặc biệt, 5 năm gần đây, số lượng bệnh nhân đến viện có xu hướng tăng hơn, trung bình hằng năm có trên 6.000 bệnh nhân, trong số này có nhiều bệnh nhân nước ngoài. 

10 năm qua, nhờ ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, hiện đại trong điều trị, tỷ lệ tử vong do bỏng đã được giảm xuống ở mức 1,5-2%. Trước đây, rất ít khi cứu sống được bệnh nhân bỏng chung đến 40% diện tích cơ thể và bỏng sâu đến 30% diện tích cơ thể thì hiện nay, nhiều bệnh nhân bỏng chung diện tích trên 70% và bỏng sâu trên 40% đã được cứu sống. Điển hình, Viện Bỏng đã cứu sống một số bệnh nhân bỏng chung tới 90% và bỏng sâu tới 80% diện tích cơ thể… 

Không chỉ giảm tỷ lệ tử vong, tăng khả năng cứu sống bệnh nhân bỏng, Viện Bỏng cũng đã có nhiều tiến bộ trong chăm sóc bệnh nhân toàn diện, trong điều trị phẫu thuật tạo hình, thẩm mỹ, phục hồi chức năng sau bỏng.

Được sự giúp đỡ của các chuyên gia Nhật Bản, Viện Bỏng đã triển khai thành công kỹ thuật tạo các vạt da lớn có nối mạch vi phẫu; vạt da siêu mỏng; kỹ thuật chuyển ngón chân thành ngón tay; điều trị mất toàn bộ da đầu do tai nạn lao động... Viện cũng đã cùng với các cơ sở y tế từng bước xây dựng hệ thống điều trị chuyên khoa bỏng ở các bệnh viện tỉnh, thành phố. Đến hết năm 2019, cả nước có khoảng trên 700 giường bệnh chữa bỏng. 

Trước đòi hỏi của thực tiễn, trong năm 2018, Viện Bỏng Lê Hữu Trác đã phát triển thành bệnh viện chuyên khoa đặc biệt và được đổi tên thành Bệnh viện Bỏng quốc gia.

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày truyền thống, bệnh viện chính thức mang tên Bệnh viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác và vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!