Bệnh viện nào chữa tay chân miệng cho bé?

Xét Nghiệm - 05/02/2024

Bệnh tay chân miệng là một bệnh khá hay gặp ở trẻ nhỏ, bệnh có thể tự khỏi chỉ sau 5 -7 ngày. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời và có biến chứng xảy ra thì bệnh có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện và nên cho bé chữa ở bệnh viện nào? bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Lily & WeCare.

Bệnh tay chân miệng là một bệnh khá hay gặp ở trẻ nhỏ, bệnh có thể tự khỏi chỉ sau 5 -7 ngày. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời và có biến chứng xảy ra thì bệnh có thể gây ra những triệu chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong. Bệnh tay chân miệng khi nào cần nhập viện và nên cho bé chữa ở bệnh viện nào? bệnh tay chân miệng có mấy cấp độ. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Lily & WeCare.

Bệnh viện nào chữa tay chân miệng cho bé?

1. Bệnh tay chân miệng là bệnh gì?

Bệnh tay chân miệng là bệnh do nhiễm virut cấp tính là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh này lây truyền theo đường tiêu hóa, thường xảy ra quanh năm. Một số dấu hiệu của bệnh như bị sốt, đau họng, có một số tổn thương ở niêm mạc miệng và trên da, dạng tổn thương chủ yếu ở dạng phỏng nước và xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông. Bệnh có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường hay gặp nhất ở trẻ dưới 10 tuổi.

Bệnh viện nào chữa tay chân miệng cho bé?

2. Các dấu hiệu bệnh đặc biệt chú ý của bệnh tay chân miệng

Khi mới bắt đầu, bệnh sẽ có các dấu hiệu như sốt, kém ăn, cơ thể mệt mỏi và thường kèm theo bị đau họng nhẹ. Ngoài ra, bệnh tay chân miệng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm da bóng nước do bị nhiễm khuẩn, bệnh do nhiễm virut hay là bệnh thủy đậu.

1 -2 ngày đầu sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đường kính vài mm nổi trên nền da của bạn, sau đó những nốt hồng đó mới trở thành bóng nước. Khi bị bệnh, ở miệng của bạn sẽ có vết loét ở phía trong miệng, ở trên lưỡi, xuất hiện tại vòm miệng hoặc có thể ở lợi răng làm trẻ khi nuốt bị đau. Cha mẹ nên chú ý để không nhầm lẫn với bệnh viêm loét miệng thông thường. Nếu bệnh nặng, ngoài những dấu hiệu trên còn kèm theo các triệu chứng như bị hạch ở cổ, hạch dưới hàm, bị ho, sổ mũi hay tiêu chảy, cảm giác buồn nôn và nôn. Bước vào giai đoạn diễn tiến, khi siêu vi gây bệnh xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương cơ thể bạn sẽ xuất hiện các triệu chứng rối loạn tri giác như cơ thể lơ mơ, li bì, hay mê sảng và co giật.

3. Cách chăm sóc trẻ bệnh tay chân miệng như thế nào?

- Bố mẹ không cần cho bé kiêng khem quá mức, nên cho bé uống nhiều nước mát và ăn thức ăn dễ tiêu.

- Thời gian bé bị bệnh tay chân miệng không nên dùng muỗng mềm cho bé ăn, không cho ngậm vú nhựa, không cho ăn uống đồ có vị chua hoặc có gia vị, tránh trường hợp bệnh của bé nặng hơn.

- Mỗi ngày nên cho bé súc miệng bằng nước muối ấm nếu trẻ súc được.

- Để hạ sốt cho bé thì chỉ dùng thuốc paracetamol cùng các thuốc khác do bác sĩ kê.

- Tránh làm vỡ mụn nước trên người trẻ.

- Bố mẹ nên rửa tay sau mỗi lần chăm sóc trẻ trong vài tháng.

- Nên dành thời gian rửa đồ chơi trẻ bệnh trước hết bằng xà phòng, sau đó dùng dung dịch CloraminB 2% để tẩy.

Bệnh viện nào chữa tay chân miệng cho bé?

4. Khi nào cần đưa trẻ bị bệnh tay chân miệng đến bệnh viện?

Bệnh tay chân miệng có thể tự khỏi ở nhà nếu bố mẹ phát hiện sớm và biết cách chăm sóc. Tuy nhiên, nếu như không được chăm sóc đúng cách thì bệnh có thể biến chứng và đi vào trạng thái nguy kịch nhanh chóng. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu sau thì bố mẹ phải đưa trẻ nhập viện ngay:

- Trẻ bị sốt từ 39 độ C trở lên hoặc bị sốt kéo dài từ 48 giờ trở đi

- Trẻ bị nôn liên tục

- Trẻ luôn quấy khóc và cơ thể bứt rứt;

- Trẻ ngủ lịm đi và lúc mới ngủ thì cơ co giật, trong khi ngủ thì chân tay múa máy và quờ quạng hoặc đi loạng choạng.

- Lúc mới ngủ mắt bé có xu hướng đảo vòng

- Chân, tay thời gian này yếu hơn

- Vào giai đoạn muộn thì bé bị khó thở và da có nổi vằn

Như vậy, tuy là bệnh có thể tự khỏi được nhưng bệnh tay chân miệng nếu để biến chứng thì rất nguy hiểm và thậm chí có thể gây tử vong. Lily & WeCare khuyên bạn nên để ý chăm sóc bé và cần đến sự tư vấn của bác sĩ khi cần.

5. Nên đưa bé đi khám và chữa tay chân miệng ở bệnh viện nào?

Nếu dần dần bé bị các triệu chứng nặng hơn kể trên, các mẹ có thể cho bé đi khám và chữa tại Khoa Nhi những bệnh viện trực thuộc Quận - Huyện gần nơi ở hoặc theo danh sách những cơ sở y tế dưới đây:

Tại Hà Nội

Bệnh viện Nhi Trung ương

Bệnh viện Nhi Trung ương là Bệnh viện Nhi khoa tốt nhất Việt Nam và là một trong 3 bệnh viện hàng đầu khu vực trong lĩnh vực Nhi khoa. Bệnh viện có địa chỉ tại 18/879 La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội. Bệnh viện hiện nay đang cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em tốt nhất Việt Nam, đầu tư, ứng dụng các công nghệ cao và hiện đại để đạt được kết quả ngày một tốt hơn cho sức khoẻ trẻ em, phát triển trung tâm đào tạo và nghiên cứu Nhi khoa, chỉ đạo phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trẻ em trong cả nước. Tại đây lợi ích của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân luôn là ưu tiên hàng đầu với các dịch vụ tiên tiến nhất trong việc chăm sóc bệnh nhân và trong các dịch vụ khác.

Điện thoại: 024 6273 8532

Khoa Nhi - Bệnh viện Bạch Mai

Khoa nhi được thành lập ngày từ ngày tiếp quản bệnh viện do giáo sư Chu văn Tường làm trưởng khoa sau này phát triển thành viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em. Năm 1980, viện Bảo vệ sức khoẻ trẻ em chuyển đến địa điểm mới, Khoa Nhi được tái thành lập lại vào ngày 1-12-1980 do giáo sư, tiến sĩ Trần Quỵ, phó giáo sư, tiến sĩ và sau này là phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng làm trưởng khoa, hiện nay là thạc sĩ Nguyễn Thành Nam với hơn 50 cán bộ công chức.

Khoa Nhi nằm trong bệnh viện Bạch mai-bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt- nên thực hiện đầy đủ chức năng nhiệm vụ của Khoa trong bệnh viện: Khám và chữa bệnh; Phòng bệnh; Đào tạo; Chỉ đạo tuyến; Nghiên cứu Khoa học; Hợp tác quốc tế; Quản lý kinh tế y tế. Khoa nhi có những nhiệm vụ chuyên biệt sau :Khám và điều trị các bệnh chủ yếu về Nội Nhi cho trẻ em dưới 15 tuổi ở các tỉnh thành phố trên toàn quốc đặc biệt là các tỉnh thành phố phía Bắc, đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học: Khoa đã phối hợp với bộ môn Nhi trường đại học Y Hà nội, bộ môn Dược lâm sàng trường đại học Dược Hà nội là cơ sở đào tạo đại học và sau đại học cho sinh viên và nghiên cứu sinh của 2 trường trên, tham gia tích cực công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến. Tổ chức đào tạo cho nhân viên y tế tại các tỉnh và tổ chức các lớp đào tạo tại Khoa nhằm nâng cao và cập nhật các kiến thức mới trong chăm sóc, điều trị và theo dõi bệnh nhân, hợp tác với các bệnh viện và tổ chức quốc tế trong đó đặc biệt là tổ chức JICA của Nhật bản và trung tâm Y tế quốc tế Nhật bản tại Tokyo trong nhiều năm về đào tạo cán bộ và nâng cấp năng lực khám và điều trị cho bệnh nhân đã đạt được nhiều thành tựu.

Qua hơn 55 năm thành lập và phát triển, khoa đã đạt được nhiều thành tích, xứng đáng là cơ sở khám chữa bệnh, đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học có chất lượng cao, ngày càng được người bệnh tin yêu. Kết hợp chặt chẽ với các khoa, viện đầu ngành như viện Tim mạch, trung tâm Chống độc, khoa Cấp cứu, khoa Điều trị tích cực, khoa Sản, khoa Chẩn đoán hình ảnh... Qua đó phát huy được thế mạnh của Khoa Nhi được nằm trong một bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh hạng đặc biệt nhằm phát triển các kỹ thuật cao ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị. Nhờ vậy nhiều bệnh nhân rất nặng tưởng chừng như không qua khỏi đã được cữa khỏi, cứu sống nhiều trẻ sơ sinh sinh ra từ các bà mẹ bệnh nặng, phối hợp với khoa Chẩn đoán hình ảnh chẩn đoán và điều trị thành công các trường hợp xuất huyết não do dị dạng mạch, u não mà các bệnh viện khác đã từ chối điều trị ... Đặc biệt vừa qua, trong thời điểm dịch sởi bùng phát mạnh mẽ, khoa Nhi là một trong những cơ sở y tế được nhiều bệnh nhân lựa chọn theo dõi và điều trị. Cũng trong thời gian này khoa Nhi đã thành công trong việc cứu chữa nhiều trẻ mắc sởi biến chứng viêm phổi nặng, trẻ < 2 tháng tuổi bị sởi biến chứng viêm phổi nặng nề, trẻ viêm não do virus sởi và có rất nhiều trẻ có hoàn cảnh đặc biệt được cứu chữa thành công trong giai đoạn dịch sởi này, đem lại sự tin yêu và hài lòng của các bạn đồng nghiệp cũng như gia đình người bệnh... Phối hợp chặt chẽ với Viện Tim mạch và khoa phẫu thuật tim mạch bệnh viện Việt đức điều trị thành công nhiều ca tim bẩm sinh nặng, phúc tạp. Là nơi đào tạo sinh viên trường đại học Y, học viện Quân y; các trường cao đẳng, trung cấp y; sinh viên Dược lâm sàng ... có chất lượng cao.

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3869 3731

Bệnh viện nào chữa tay chân miệng cho bé?

Tại Thành phố HCM

Bệnh viện Nhi Đồng 1

Bệnh viện Nhi đồng 1 là bệnh viện chuyên khoa nhi, được xây dựng năm 1954 và chính thức hoạt động vào tháng 10 năm 1956 với 268 giường bệnh nội trú. Trải qua hơn 58 năm hoạt động, Bệnh viện chúng tôi ngày càng phát triển vững mạnh với quy mô 1.400 giường nội trú, hơn 1.600 nhân viên; Bệnh viện thu dung trên 1,5 triệu lượt khám và 95.000 lượt điều trị nội trú hàng năm. Hiện nay, bệnh viện tiếp nhận điều trị tất cả các trẻ bệnh từ mới sinh đến 15 tuổi ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh.

Bệnh viện được xếp hạng là bệnh viện chuyên khoa nhi hạng 1, tuyến cuối về nhi khoa; do sở Y tế thành phố. Hồ Chí Minh trực tiếp quản lý; được Bộ Y tế phân công chỉ đạo tuyến cho khu vực Tây Nam Bộ, thực hiện đề án bệnh viện vệ tinh cho 3 tỉnh Long An – Cần Thơ – Cà Mau; là trung tâm đào tạo thực hành cho Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, Khoa Y – Đại học Quốc gia thành phố.Hồ Chí Minh; Bệnh viện còn là cơ sở đào tạo y khoa liên tục do Bộ Y tế cấp mã đào tạo. Bệnh viện là nơi tiếp nhận sinh viên quốc tế đến tham quan, học tập chuyên ngành nhi khoa.

Với một tập thể đội ngũ 1600 nhân viên nhiệt tình, năng động, có trình độ tay nghề giỏi và trang thiết bị y tế hiện đại, Bệnh viện đã đóng góp rất nhiều vào sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho các cháu bệnh nhi.

Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Q.10, Hồ Chí Minh

Điện thoại: 028 3927 1119

Bệnh viện Nhi Đồng 2

Bệnh viện Nhi đồng 2 tọa lạc tại số 14 Lý Tự Trọng – Phường Bến nghé, quận 1 - thành phố Hồ Chí Minh, là một trong ba bệnh viện chuyên khoa nhi hàng đầu tại Việt nam, cùng với Bệnh viện Nhi đồng 1 phụ trách điều trị bệnh nhân nhi khoa và tham gia chỉ đạo tuyến cho các tỉnh/thành phía Nam, khu vực miền Đông Nam bộ, duyên hải miền Trung và Tây nguyên.

Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở thực tập và đào tạo sinh viên, Bác sĩ sau đại học của đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh/thành phía Nam, cử nhân Quản trị bệnh viện của đại học Hùng Vương. Trong năm 2011, Bệnh viện Nhi đồng 2 được Bộ Y tế công nhận là cơ sở đào tạo về Nhi khoa của Bộ và cấp mã số đào tạo. Hàng năm áp dụng nhiều tiến bộ kỹ thuật y học của Thế giới vào trong chẩn đoán, điều trị và có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp cơ sở. Dù nhiệm vụ chính là công tác chuyên môn khám và điều trị bệnh, nhưng bệnh viện luôn hướng về cộng đồng, thường xuyên tổ chức nhiều đợt khám bệnh từ thiện và phát thuốc cho đồng bào vùng sâu, vùng xa như Gia Lai, Long An, Bình Dương.

Điện thoại: 028 3829 5723

Bệnh viện nào chữa tay chân miệng cho bé?

3. Phòng ngừa bệnh tay chân miệng

Hiện nay, chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng.

Đồng thời với đó, đảm bảo tốt vệ sinh cá nhân cho bé và vệ sinh môi trường thoáng mát, sạch sẽ cũng là một trong những cách phòng chống bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất.

4. Dịch vụ xét nghiệm bệnh tay chân miệng tại nhà ở Hà Nội

Xét nghiệm tại nhà Xander

Hiện nay chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu chobệnh tay chân miệng ở trẻ em, do đó, nguyên tắc an toàn nhất khi phòng dịch chính là hãy đảm bảo con bạn ở trong môi trường không có trẻ em mắc bệnh tay chân miệng, tránh để trẻ tiếp xúc va chạm với những trẻ mắc bệnh khác. Khi người lớn phát hiện bệnh phát tiết ở trẻ, thì nên có hướng xử lý nhanh chóng và thông báo ra cộng đồng. Khi phát hiện những dấu hiệubệnh tay chân miệng ở trẻ, thì việc đứa bé đi khám nên là việc làm được ưu tiên hàng đầu. Đặc biệt, khi tình hình dịch bệnh diễn biến theo chiều hướng xấu, các bệnh viện quá tải bệnh nhân xét nghiệm thì khách hàng có xu hướng lụa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà vì tính an toàn và sự nhanh chóng.

Lợi ích khi làm xét nghiệm tại nhà của Xander

  • 100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

  • Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

  • Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Chi tiết gói xét nghiệm tay chân miệng của Xander

  • Xét nghiệm xác địnhEnoterovirus và EV71 test nhanh (virus chính gây ra bệnh chân tay miệng): Lấy bệnh phẩm hầu họng, phỏng nước, trực tràng, dịch não tuỷ để thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập vi rút chẩn đoán xác định nguyên nhân do EV71 hay Enoterovirus-virus chính gây ra bệnh chân tay miệng
  • Xét nghiệm CRP định lượng: Xét nghiệm protein bình thường hoặc tăng nhẹ để theo dõi phát hiện biến chứng
  • Công thức máu: Giúp sàng lọc những bệnh lý đặc trưng bởi những thay đổi nghiêm trọng về số lượng tế bào máu (ví dụ trong các bệnh nhiễm trùng, một số bệnh ung thư, ở các bệnh nhân tiếp xúc với hóa chất độc hại...)
  • Xét nghiệm ALT (GPT), AST (GOT): Kiểm tra chức năng gan, có thể đánh giá được sự hoạt động của gan có đang bị yếu tố nào gây ảnh hưởng hay không?
  • Xét nghiệm Creatinin, Ure (Máu): Kiểm tra chức năng thận, đánh giá tổn thương và biến chứng của bệnh

Bệnh viện nào chữa tay chân miệng cho bé?

Cách tính tổng giá xét nghiệm

Giá gói xét nghiệm tay chân miệng của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 595,000 đồng.

  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại:(024) 73049779 / 0984.999.501

Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30; Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Xem thêm:

  • Xét nghiệm máu có phát hiện bệnh tay chân miệng không?
  • Một số phương pháp phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả nhất

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!