Bị bệnh ung thư tinh hoàn có sống được không?

Ung Thư - 11/24/2024

Ung thư tinh hoàn là một trong những căn bệnh ác tính, chiếm 1% các căn bệnh thường gặp ở đường sinh dục nam giới. Khi mắc phải bệnh này, nhiều người lo lắng và luôn đặt ra câu hỏi: “Bị bệnh ung thư tinh hoàn có sống được không?”. Để đi tìm lời giải đáp, hãy tham khảo bài viết này.

Ung thư tinh hoàn là một trong những căn bệnh ác tính, chiếm 1% các căn bệnh thường gặp ở đường sinh dục nam giới. Khi mắc phải bệnh này, nhiều người lo lắng và luôn đặt ra câu hỏi: “Bị bệnh ung thư tinh hoàn có sống được không?”. Để đi tìm lời giải đáp, hãy tham khảo bài viết này.

Ung thư tinh hoàn là gì?

Ung thư tinh hoàn là một căn bệnh mà bên trong đó các tế bào trở thành ác tính ở một hay cả hai bên tinh hoàn.

Tinh hoàn là tuyến sinh dục nam có nhiệm vụ sản xuất cũng như chứa tinh dịch, đồng thời đây cũng là nơi sản xuất chính ra các hoóc-môn nam. Các hoóc-môn này có nhiệm vụ kiểm soát sự phát triển của những cơ quan sinh sản và các đặc tính nam.

Tinh hoàn nằm trong bìu ở dưới dương vật, khi bị bệnh ung thư tinh hoàn có thể phân thành hai hiện tượng chính là u tinh và không phải u tinh.

  • U tinh chiếm khoảng 30% các trường hợp mắc bệnh ung thư tinh hoàn.

  • Ung thư tinh hoàn không phải u tinh là một nhóm những loại ung thư, trong đó có ung thư biểu mô dạng bào thai, ung thư biểu mô màng đệm, u quái, u túi noãn.

Bị ung thư tinh hoàn có thể là sự phối hợp của cả hai loại u này, nó phổ biến ở nam giới trẻ trong độ tuổi 15 - 35. Bệnh cũng thường gặp ở những nam giới da trắng hơn các nam giới da đen.

Bị bệnh ung thư tinh hoàn có sống được không?

Các yếu tố nguy cơ của ung thư tinh hoàn là gì?

Các nguyên nhân dẫn tới ung thư tinh hoàn hiện nay vẫn chưa rõ. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu đưa ra có một số yếu tố có thể làm tăng những nguy cơ mắc bệnh này ở nam giới như.

  • Tinh hoàn lạc chỗ: Thông thường, trước khi trẻ sinh tinh hoàn sẽ hạ xuống bìu. Nam giới có tinh hoàn không hạ xuống bìu sẽ có nguy cơ ung thư tinh hoàn cao hơn so với người bình thường, ngay cả khi đã phẫu thuật để kéo tinh hoàn xuống bìu.

  • Tinh hoàn phát triển không bình thường

  • Hội chứng Klinefelter (một rối loạn nhiễm sắc thể giới tính, đặc điểm là nồng độ hoóc-môn nam thấp, dẫn tới vô sinh, vú to cùng tinh hoàn nhỏ). Khi nam giới mắc hội chứng này thì nguy cơ ung thư tinh hoàn cao hơn.

  • Có tiền sử bị ung thư tinh hoàn: Nam giới đã từng bị ung thư tinh hoàn một bên có nguy cơ bị ung thư tinh hoàn bên còn lại cao hơn.

Triệu chứng của bệnh ung thư tinh hoàn là gì?

Hầu hết ung thư tinh hoàn là do bệnh nhân tự phát hiện. Bên cạnh đó khi kiểm tra sức khỏe định kì bệnh cũng dễ phát hiện ra. Nếu được phát hiện sớm thì việc điều trị sẽ ít xâm lấn hơn cũng như ít gây ra tác dụng phụ hơn.

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh ung thư tinh hoàn:

- Xuất hiện khối u không đau hoặc sưng ở tinh hoàn;

- Kích cỡ của tinh hoàn to lên hoặc thay đổi so với bình thường;

- Có cảm giác nặng ở bìu;

- Bị đau âm ỉ ở bẹn hoặc bụng dưới;

- Dịch ở bìu đột ngột;

- Đau hoặc có cảm giác khó chịu ở tinh hoàn hoặc ở bìu.

Bị bệnh ung thư tinh hoàn có sống được không?

Mắc bệnh ung thư tinh hoàn liệu có sống được không?

“Mắc bệnh ung thư tinh hoàn có sống được không?”, là câu hỏi mà nhiều bệnh nhân thắc mắc. Rất nhiều người cho rằng mắc ung thư sẽ chết, vì vậy mà tâm lý thường chán nản, khiến bệnh tình ngày một nặng, không chú ý tới sức khỏe của bản thân. Tuy nhiên nếu phát hiện sớm, ung thư có thể điều trị khỏi.

Để xác định rõ nhất bệnh nhân có bị ung thư tinh hoàn hay không, các bác sĩ sẽ thực hiện siêu âm và chụp CT, sinh thiết để có thể quan sát tế bào ung thư. Nếu như các khối u xuất hiện rõ, tùy thuộc vào các giai đoạn bác sĩ sẽ được ra phương pháp điều trị thích hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp:

  • Thực hiện phẫu thuật:Phẫu thuật là phương pháp dùng để cắt bỏ 1 phần tinh hoàn. Khi thực hiện cách điều trị này, bệnh nhân vẫn có thể sinh hoạt tình dục một cách bình thường.

  • Hóa trị:Sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện tiêm thuốc vào tĩnh mạch hoặc cho bệnh nhân sử dụng thuốc viên để uống. Người bệnh cần uống thuốc đủ liều lượng, đúng giờ và thường xuyên tái khám để biết được tình trạng sức khỏe.

  • Xạ trị: Bác sĩ dùng các tia xạ chiếu thẳng vào người bị bệnh nhân, kiểm tra vị trí của khối u và tiếp tục tiêu diệt khối u. Phương pháp này ít được sử dụng cho các bệnh nhân ung thư tinh hoàn bởi loại ung thư này khó điều trị bằng phương pháp xạ trị.

Bị bệnh ung thư tinh hoàn có sống được không?

Song song với việc thực hiện các phương pháp điều trị bệnh, bệnh nhân có thể kết hợp sử dụng một số loại thuốc điều trị theo như đơn bác sĩ kê để phục hồi sức khỏe. Và cần lưu ý:

  • Thực hiện uống thuốc đúng chỉ định, liều lượng mà bác sĩ đưa ra.

  • Tránh các thói quen sinh hoạt tùy tiện, ăn uống hợp lý.

  • Không nên tham gia quan hệ tình dục bừa bãi.

  • Tránh uống bia, rượu, các chất kích thích, hút thuốc

  • Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao nhẹ nhàng, hợp lý.

Như vậy, nếu như phát hiện ra bệnh sớm và người bệnh thực hiện điều trị theo lịch trình, tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thì bị ung thư tinh hoàn sẽ không chết. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp xấu xảy ra nhưng nó rất hạn chế.

Sàng lọc ung thư tinh hoàn ở đâu?

Xét nghiệm tại nhà Xander

Nếu bạn đã quá chán nản với việc phải chờ đợi hàng tiếng đồng xếp hàng chờ đến lượt xét nghiệm tại các bệnh viện công thì nay dịch vụ xét nghiệm tại nhà sẽ giúp bạn điều đó. Bạn sẽ không mất thời gian chờ đợi lấy mẫu xét nghiệm bởi sẽ có đội ngũ lấy mẫu chuyên nghiệp đến tận nhà của bạn để thực hiện. Sau đó mẫu xét nghiệm sẽ được chuyển tới phòng lab công nghệ cao của các bệnh viện đối tác để thực hiện phân tích và cho kết quả. Vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức mà chi phí lại không quá đắt.

Hiện tại, Xander đang cung cấp gói xét nghiệm ung thư tinh hoàn bao gồm các xét nghiệm nhỏ như sau:

1. Xét nghiệm AFP

Là xét nghiệm dấu ấn ung thư gan. Giá trị của xét nghiệm này là nguồn thông tin giúp hỗ trợ chẩn đoán bệnh sớm.

2. Xét nghiệm Beta-hCG

Đây là xét nghiệm chẩn đoán sớm và theo dõi sự phát triển của thai nhi. Bệnh ung thư tinh hoàn không trừ một ai, kể cả những bé sơ sinh. Giá trị của xét nghiệm này giúp phát hiện sớm các dấu hiệu khác thường của thai nhi để từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

3. Xét nghiệm PSA và PSA total

Là xét nghiệm dấu ấn tuyến tiền liệt. Từ việc xét nghiệm dấu ấn tuyến tiền liệt sẽ hỗ trợ chẩn đoán ung thư tinh toàn và có cách điều trị phù hợp.

Bị bệnh ung thư tinh hoàn có sống được không?

Chi phí làm xét nghiệm:

  • Giá gói xét nghiệm sàng lọc ung thư tinh hoàn của Xander đề xuất (mẫu được phân tích tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương): 668.000 đồng
  • Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
  • Phí xử lý : 30.000đ
  • Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ Đại học Y Hà Nội tới địa chỉ lấy mẫu

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (024)73.049.779 - 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00

Với chi phí không quá đắt so với chi phí xét nghiệm ở các bệnh viện công mà lại có những ưu điểm vô cùng vượt trội. Hãy sử dụng dịch vụ xét nghiệm sàng lọc ung thư tinh hoàn ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Xem thêm:

  • 5 dấu hiệu của ung thư tinh hoàn mà nam giới thường muốn giấu
  • Dương vật và tinh hoàn: triệu chứng ung thư sinh sản nam giới

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!