Bị đa ối, thai nhi tắc ruột, bác sĩ khuyên đình chỉ thai nhưng mẹ vẫn quyết sinh con và điều này đã đến

Mang thai - 11/24/2024

Đa ối hay dư ối khi mang thai là tình trạng có quá nhiều nước ối bao quanh thai nhi trong tử cung. Tỷ lệ thai phụ bị đa ối khoảng 0,2 - 1,6%.

Trong muôn vàn những câu chuyện sinh con, vẫn luôn ẩn chứa rất nhiều điều kỳ diệu khi mà đứa trẻ sinh ra vượt qua được cái án tử thần treo lơ lửng từ khi còn ở trong bụng mẹ. Câu chuyện của vợ chồng con gái anh Tống Giang (27 tuổi, hiện đang sống ở Bắc Giang) là một trong số đó.

Bởi dù mẹ bé bị chẩn đoán đa ối ở tuần thứ 30, bé bị tắc ruột không nuốt được nước ối, có khả năng cao bị bệnh down, cần sàng lọc để đưa ra quyết định đình chỉ thai. Thế nhưng bố mẹ bé đã nghe theo tiếng gọi của trái tim, không làm sàng lọc, không đình chỉ thai và sinh bé ra. Điều tuyệt vời là 4 ngày sau sinh, bé đã tạm ổn.

Bị đa ối, thai nhi tắc ruột, bác sĩ khuyên đình chỉ thai nhưng mẹ vẫn quyết sinh con và điều này đã đến

Em bé Bông chào đời, da dẻ hồng hào.

Anh Tống Giang kể lại câu chuyện của con gái mình:'Những tháng đầu, vợ mình đi siêu âm và kết quả là hoàn toàn bình thường. Nhưng đến tuần thứ 30, khi vợ mình đi siêu âm, khám sàng lọc một lần nữa thì bác sĩ khám kỹ và kết luận mẹ bé bị đa ối. Sau đó, bác sĩ giới thiệu lên tuyến trên là Bệnh viện Phụ sản trung ương để khám (vợ anh Giang khám và siêu âm ở Thái Bình - PV). Tại đây, các bác sĩ cũng đưa ra kết luận mẹ bị đa ối, bé bị tắc ruột không nuốt được nước ối, dẫn đến tình trạng dư thừa nước ối'.

Ngay sau đó, các bác sĩ ở Bệnh viện phụ sản trung ương Hà Nội yêu cầu mẹ bé làm sàng lọc, nhập viện để theo dõi thêm. Theo lời bác sĩ, có khả năng lớn bé bị bệnh down và sẽ phải đình chỉ thai ở tuần thứ 30.

Hai vợ chồng anh Giang tuy rất đau lòng, lo lắng nhưng vẫn quyết định trở về nhà, không làm sàng lọc, bởi 'dù con có bị như thế nào đi nữa, bố mẹ cũng sẽ yêu thương và chăm lo cho con vô điều kiện'. Đến tuần thứ 35, mẹ bé có dấu hiệu sinh và được đưa vào bệnh viện để truyền giữ thai.

Bị đa ối, thai nhi tắc ruột, bác sĩ khuyên đình chỉ thai nhưng mẹ vẫn quyết sinh con và điều này đã đến

Bé sinh non ở tuần 35, bị tắc tá tràng bẩm sinh và được đưa vào ca mổ gấp chỉ 2 ngày sau sinh.

Tuy nhiên, chỉ truyền giữ thai được 2 ngày, mẹ bé bị rỉ ối, vừa gây mê xong chuẩn bị mổ thì vỡ ối. Em bé sinh non được 2kg. Qua 1 ngày sau sinh, bé vẫn không đi được phân su và được chuyển sang Bệnh viện nhi Thái Bình.

Tại đây, sau khi cấp cứu giữ thân nhiệt và chụp X-quang siêu âm, bác sĩ chẩn đoán bé bị tắc tá tràng bẩm sinh. Vậy là sau khi mới sinh được 2 ngày, bé đã phải bước vào một ca mổ đầy phức tạp.

'Ca mổ kéo dài 2 tiếng rưỡi và thành công tốt đẹp. Bác sĩ còn nói với mình là 'Chúng tôi thật sự chưa gặp một trường hợp nào khó như vậy. Cháu sinh thiếu tháng, chỉ nặng 2kg mà đoạn tá tràng và đoạn ruột của cháu tách rời nhau. Chúng tôi chỉ biết làm hết mình, hết trách nhiệm để cứu cháu. Giờ chỉ còn trong chờ vào cơ địa và sự kì diệu dành cho cháu nữa thôi'. Qua 2 ngày ngồi trên đống lửa, thấp thỏm lo lắng thì rất may cuối cùng con đã có thể ị được phân su. Quả thật mình mừng vui không cách nào tả xiết', anh Tống Giang chia sẻ thêm.

Bị đa ối, thai nhi tắc ruột, bác sĩ khuyên đình chỉ thai nhưng mẹ vẫn quyết sinh con và điều này đã đến

4 ngày sau sinh, bé đã tạm ổn và đang được bác sĩ theo dõi, chăm sóc đặc biệt tại khoa ngoại Bệnh viện nhi Thái Bình.

Vậy là 4 ngày sau sinh, em bé đã có thể tự đi ị được phân su và nỗi lo về tắc tá tràng bẩm sinh đã có thể được dẹp bỏ phần nào. Bởi trước đó, khi sinh ra, bé chỉ đi tè mà không ị được, sau 24h ăn vào bị ói ra dịch vàng. Theo anh Tống Giang, đợi sức khỏe của bé ổn định hơn, bé sẽ được làm sàng lọc để kết luận có bị mắc bệnh down hay các bệnh khác hay không. Hiện tại, bé hồng hào, khỏe mạnh, đang được điều trị tại khoa ngoại. Bé đang được các bác sĩ theo dõi, truyền dưỡng chất qua tĩnh mạch ở chân, kết hợp với kháng sinh chống nhiễm trùng.

Mẹ bé vẫn đang nằm dưỡng sức tại bệnh viện phụ sản mà chưa được ra viện. Sau khi sinh, sức khỏe mẹ bé bình thường, 1 ngày đã có thể dậy sinh hoạt, đi lại. Nhưng vì là lần sinh mổ thứ 2 (lần 1 cách hơn 2 năm trước) nên chị đang được giữ lại để theo dõi nhiều hơn.

Anh Tống Giang dù rất vất vả để chăm con nhưng nay cũng đã có thể tạm thở phào nhẹ nhõm. Anh tin rằng quyết định giữ con lại, không làm sàng lọc để đình chỉ thai của vợ chồng anh là đúng. Nhìn con ngủ ngoan, da dẻ hồng hào, miệng chốc chốc lại chun chun vào như muốn tìm ti khiến anh hạnh phúc vô cùng.

Đa ối hay dư ối khi mang thai là tình trạng có quá nhiều nước ối bao quanh thai nhi trong tử cung. Tỷ lệ thai phụ bị đa ối khoảng 0,2 - 1,6%. Hiện tượng này rấy khó phát hiện, nhất là đối với những trường hợp nhẹ.

Đa ối có thể không gây nguy hiểm nhưng cần được bác sĩ theo dõi cẩn thận và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu quá nhiều nước ối cũng có thể ẫn đến vỡ màng ối sớm dẫn đến sinh sớm, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của bé và có thể gây dị tật xương. Đồng thời, đa ối còn dễ dẫn đến nguy cơ thai chết lưu và xuất huyết sau khi sinh con.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!