Đau mắt đỏ là bệnh gặp phổ biến, xảy ra ở mọi lứa tuổi và thường gia tăng khi thời tiết chuyển mùa. Đây là một bệnh cấp tính, dễ lây lan nhưng thường lành tính và ít để lại những di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến đời sống sinh hoạt, học tập và lao động. Có không ít trường hợp bệnh kéo dài và có biến chứng xấu nên ảnh hưởng thị lực sau này. Ngay sau đây, hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu nguyên nhân gây ra căn bệnh này và một số cách phòng chống.
Bệnh đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ hay còn gọi là viêm kết mạc dịch hay viêm kết mạc họng hạch, là tên chung của một bệnh lý do Adenovirus gây nên. Bệnh thường xãy ra khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa... Thời điểm này, cơ thể con người nhất là những người nhạy cảm với thời tiết sẽ dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nguồn nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối... cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh sinh sôi. Đau mắt đỏ gây dịch khi lan rộng, là căn bệnh rất dễ lây lan. Khi trrong nhà có người mắc bệnh thì đến 90% khả năng sẽ lây cho cả gia đình.
Triệu chứng bệnh đau mắt đỏ
Triệu chứng ban đầu của bệnh đau mắt đỏ được biểu hiện bằng mắt đỏ lên và có ghèn. Người bệnh thường đỏ một mắt trước, sau đó lan sang mắt thứ hai, cảm thấy khó chịu, nóng rát ở mắt. Có cảm giác cộm mắt, nhìn mờ, mi mắt sưng lên kèm theo chảy nước mắt. Một số trường hợp viêm kết mạc có giả mạc (giả mạc là lớp màng dai trắng khi lật mi lên mới thấy) thường lâu khỏi hơn các trường hợp khác. Khi bị đau mắt đỏ, người bệnh cũng có thể có thêm các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, xuất hiện hạch ở tai.
Bị đau mắt đỏ phải làm sao ?
Bạn bị đau mắt, hãy dùng thuốc kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, kháng sinh phổng rộng để phòng ngừa nhiễm trùng.
Các loại thuốc kháng sinh dùng để chữa đau mắt như: tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine), quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycine và polymycine B (cebemycine).
Sử dụng nước muối sinh lý 0.9% làm rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, làm dịu mắt đang bị cộm rát khó chịu. Có các loại chế phẩm bôi trơn như: celluvisc, liposic không nên dùng trong giai đoạn đầu của bệnh.
Dùng phương pháp dân gian
Khi bị đau mắt, bạn có thể áp dụng một trong số phương pháp sau đây:
- Bạn dùng khăn nhúng vào nước đá để chườm vùng quanh mắt giúp co tĩnh mạch, làm giảm sưng và ngứa mắt hiệu quả.
- Trộn mật ong với sữa tỉ lệ 1:1, sau đó dùng hỗn hợp này xoa quanh vùng mắt hoặc dùng miếng vải sạch ngâm trong hỗn hợp và đắp lên mắt, sau đó rửa sạch mặt. Phương pháp này giúp bạn cảm thấy đỡ ngứa và nhức mắt.
- Rau mùi phơi khô, đun trong nước, lọc lấy nước và để nguội. Dùng hỗn hợp rửa vùng quanh mắt sẽ làm giảm cảm giác nóng, giảm đau và sưng bên trong mắt.
- Đun sôi hạt cây thì là với nước, sau đó để nguội và lọc lấy nước rửa mặt 2 lần/ ngày. Bệnh đau mắt sẽ được chữa khỏi hoàn toàn.
- Cắt lát khoai tây, đặt lên vùng mắt đau trong vòng 3 đêm để giảm khó chịu.
- Bạn rửa sạch với nước và trần qua nước sôi để nguội. Sau đó dùng gạc bọc vào phần rau đã giã đắp lên mắt 2 lần/ ngày.
- Dùng lá trầu không rửa sạch, đun với nước sôi rồi sông 2 lần/ ngày.
Phòng đau mắt như thế nào?
Những lưu ý cho bố mẹ khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ
Cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà an toàn và hiệu quả
Mẹ bầu bị đau mắt đỏ có ảnh hưởng tới thai nhi không?
"Điểm danh" thông tin về gói khám tổng quát
Khám tổng quát tại Bệnh viện Quân đội 108
- Rửa tay sạch sẽ, thường xuyên với xà phòng để tránh vi khuẩn xâm nhập.
- Không rụi tay lên mắt, đặc biệt khi tay bẩn.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như : khăn mặt, chậu rửa mặt với người khác, đặc biệt là người có nguy cơ mắc bệnh đau mắt.
- Đeo kính khi ra đường để tránh bụi bẩn.
- Nên nhỏ mắt vệ sinh bụi bẩn sau một ngày lao động và học tập bằng Natri Clorid 0.9%.
- Tránh tiếp xúc với người mắc bệnh đau mắt đỏ. Đối với những trường hợp không thể không tiếp xúc, bạn nên chủ động đeo kính hoặc rửa mắt, rửa tay xát trùng.
Chữa đau mắt đỏ bằng thuốc kháng sinh giúp bệnh nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên, không phải loại thuốc nào cũng dùng được. Khi bạn bị đau mắt đỏ, hãy tới ngay cơ sở y tế để được khám chữa sớm nhất.
Xem thêm:
- Điều trị bệnh đau mắt đỏ nhanh khỏi trong 2 ngày
- Cách điều trị đau mắt đỏ tại nhà an toàn và hiệu quả
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!