Vậy đâu là giải pháp giúp các mẹ đánh bay mối lo khi chăm con nhỏ?
Nhu cầu các chất đối với cơ thể trẻ trong độ tuổi 1- 3 tuổi
Trẻ nhỏ trên 1 tuổi đang tiếp tục phát triển cùng với sự kiện toàn của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, đòi hỏi cần được bổ sung chế độ dinh dưỡng đặc biệt:
Chất đạm(Protein): là nguyên liệu cấu tạo các tổ chức tế bào đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ. Trẻ càng nhỏ càng cần nhiều chất đạm.
Đạm có nhiều trong thịt, cá, tôm, sữa, trứng, các loại đậu…
Chất béo (Lipid):chủ yếu cung cấp năng lượng nhưng cũng tham gia cấu thành các bộ trên cơ thể. Lipid có trong thịt mỡ, lòng đỏ trứng, dầu cá, dầu thực vật.
Trẻ biếng ăn đang ngày càng 'gia tăng' trong cuộc sống hiện đại
Thiếu lipid trẻ sẽ giảm sức đề kháng để chống chọi với bệnh tật, tuy nhiên nếu ăn nhiều chất béo trẻ có thể khó tiêu hóa.
Chất đường (Gluxit):cũng là nguồn cung cấp năng lượng và tham gia vào sự tạo hình cho cơ thể, có nhiều trong rau quả chín và ngũ cốc. Đây là thời kỳ trẻ cần lượng Gluxit nhiều gấp 4 lần Protein và Lipid.
Chất khoáng, canxi, phốt pho:là nguyên liệu tạp xương và răng cho trẻ. Các chất muối kháng này có nhiều trong các loại thịt, tôm, cua, cá, rau xanh như bắp cải, rau muống, các loại đậu quả.
Vitamin: rất quan trọng đối với trẻ, ngoài tác dụng tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất còn có ý nghĩa tăng cường sức đề kháng chống chọi bệnh tật.
Để đảm bảo trẻ phát triển cân đối, hấp thu nhiều dưỡng chất các mẹ cần phải đa dạng hóa thực đơn, tăng cường và phối hợp nhiều loại thực phẩm trong khẩu phần hàng ngày của bé.
Để bé ăn ngon, ăn nhiều
Theo lời khuyên của ThS.BS Lê Thị Hải, Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, dành cho các bà mẹ có con biếng ăn chính là: 'Ép con ăn thật nhiều dẫn đến trẻ biếng ăn. Nên thay đổi thức ăn cho con và cho bé tự xúc ăn. Thay đổi món ăn là một cách giúp bé có thể đuổi kịp bé khác về cân nặng. Đối với trẻ biếng ăn nên chia nhỏ thức ăn, 4 bữa 1 ngày. Có thể cho trẻ ăn các bữa phụ như bánh quy, sữa. Tuy nhiên, các gia đình không nên kéo dài bữa ăn, bữa ăn của trẻ không nên kéo dài quá 30 phút, điều này làm cho trẻ càng biếng ăn hơn nếu ăn ít thì nên chia nhỏ các bữa.'
Nhiều nguyên nhân trẻ biếng ăn chính là do bố mẹ
Quan sát và thử nghiệm
- Trẻ dưới 1 tuổi ít khi chủ động đòi hỏi đòi mẹ thay món. Tuy nhiên, đây là giai đoạn bé đã biết cảm nhận và phân biệt được 1 số mùi vị, món ăn mà trước kia bé chưa biết hoặc chưa từng ăn. Các mẹ đừng bỏ qua thời điểm vàng này để bé có cơ hội học ăn nhiều món đa dạng.
- Không nên ép trẻ ăn các món đã được mẹ chuẩn bị trước nhưng bé lại không thích. Mẹ cần quan sát và đưa ra nhiều thử nghiệm để biết được đồ ăn ưa thích của bé và khi thấy bé thích ăn món nào thì cần ưu tiên nhưng không quá chiều theo một thói quen ăn uống duy nhất của con.
Đúng bữa, đúng giờ
Đây là nguyên tắc rất quan trọng để bé ăn ngon miệng, điều độ trong ăn uống. Ăn vặt trước bữa chính, ăn lắt nhắt sẽ khiến bé luôn có cảm giác no đồng thời ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ, từ đó sinh biếng ăn.
Thay đổi thói quen ăn uống để trẻ ăn ngon miệng hơn
Giờ ăn vui vẻ, khoa học
Mỗi bữa ăn của bé không nên kéo dài quá nhanh hoặc quá lâu. Cả hai điều này đều không tốt, chỉ cần đủ thời gian 20 – 30 phút là hợp lý.
Nên cho trẻ ăn tại chỗ, không đi dong hoặc để trẻ đùa nghịch trong bữa ăn. Điều này sẽ hạn chế quá trình men tiêu hóa tiết ra, trẻ ít nhai và thức ăn có thể lạc vào đường hô hấp gây sặc, hóc.
Vệ sinh ăn uống
Ngay từ nhỏ các mẹ cần tập cho bé thói quen ăn uống vệ sinh bao gồm rửa tay bằng xà bông trước khi ăn, không ăn bốc, hạn chế làm rơi vãi đồ ăn. Tránh nuông chiều để trẻ ăn hàng quán vì không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Sau khi ăn nên dạy trẻ súc miệng, uống nước, với trẻ lớn nên hướng dẫn trẻ đánh răng.
>> Xem thêm:
Khắc phục chứng biếng ăn ở trẻ
Trị biếng ăn ở trẻ: Chữa tâm lý cho bố mẹ trước
Học mẹ Nhật cách trị con biếng ăn rất khoa học
Ảnh minh họa: Internet
Thanh Lê
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!