Mùi tanh của sữa mẹ làm trẻ “chán ngán” dẫn đến bỏ bú không phải là chuyện lạ nhưng cũng không phải chuyện nhẹ dễ giải quyết. Nếu đây chính là vấn đề mẹ đang gặp phải, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Lily & WeCare, để biết bí quyết khử mùi tanh từ sữa mẹ nhanh gọn nhẹ.
Bí quyết nào giúp khử mùi tanh từ sữa mẹ?
Chú ý chế độ ăn uống của mẹ
Hương vị sữa mẹ thay đổi một phần là do thức ăn hàng ngày mà ra. Có một số loại thức ăn hoặc thuốc uống có thể ảnh hưởng đến mùi vị của sữa mẹ, chẳng hạn như là :
Cá cơm, dầu cá, ớt, tỏi, hạt lanh,...
Thuốc bổ sung vitamin hay thuốc kháng sinh,...
Thậm chí, có thể mẹ không tin, nhưng nước máy cũng có thể là một yếu tố gây ra vấn đề này. Vì vậy nếu người mẹ uống nước máy trực tiếp, không đun sôi thì cũng rất dễ làm sữa có mùi lạ gây khó chịu cho bé.
Vệ sinh bầu ngực thường xuyên
Nếu như không vệ sinh bầu ngực sạch sẽ và thường xuyên, vi khuẩn và nấm mốc rất dễ sinh sôi và phát triển. Kết quả là làm sữa mẹ khi được đưa ra ngoài dễ bị nhiễm khuẩn, có mùi hôi tanh và gây hại cho sức khỏe em bé.
Để chắc chắn hơn, mẹ nên vệ sinh bầu ngực hằng ngày và vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần cho con bú hoặc vắt sữa cho con.
Sữa mẹ đông lạnh
Trong sữa mẹ có một loại enzyme, lipase – nó có tác dụng làm phá vỡ các chất béo trong sữa, giúp bé dễ hấp thụ hơn, các chất dinh dưỡng khác cũng vì thế mà dễ hòa tan trong chất béo hơn và nhất là kiến trẻ ít bị bệnh hơn.
Tuy nhiên, khi lượng lipase gia tăng, sẽ làm cho sữa có mùi hôi, tanh như mùi xà phòng. Thực tế, điều này không hề ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ hoặc gây hại gì cho em bé.
Khi sữa mẹ được bảo quản ở nhiệt độ thấp, lượng lipase có xu hướng gia tăng nhanh hơn. Chính vì vậy, sữa mẹ để trong tủ lạnh thường có mùi, điều này hết sức phổ biến và bình thường.
Ngoài ra, trong quá trình bảo quản sữa đông lạnh, nếu như cha mẹ thực hiện không đúng cách, sữa mẹ có thể sẽ bị nhiễm khuẩn, gây ra mùi tanh khó chịu. Trong trường hợp này, bố mẹ cần phải vứt bỏ sữa ngay.
Vậy, cụ thể mẹ cần làm gì để khử mùi tanh từ sữa mẹ cho con?
Thông thường, có không ít cách làm sữa mẹ thơm hơn hoặc là khử mùi tanh từ sữa mẹ, nhưng Lily & WeCare mạn phép đề xuất cho bạn những cách làm được đánh giá là hiệu quả nhất dưới đây:
Trường hợp mẹ cho bé bú sữa trực tiếp
Người mẹ nên tránh uống nước máy, nước lã, nên uống nước đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội.
Tránh ăn những thực phẩm tanh, dầu cá và các thực phẩm bổ sung dầu cá, nước mắm, thức ăn nhiều gia vị cay nồng, thức ăn đã bị ôi thiu,...
Nên tăng cường tiêu thụ các thực phẩm phẩm có chứa chất chống oxy hóa như là vitamin A và vitamin E.
- Luôn đảm bảo vệ sinh bầu ngực sạch sẽ, thường xuyên.
Nên ăn gì và kiêng ăn gì khi sinh mổ?
Khắc phục tình trạng đầu ti ngắn con không bú
Làm thế nào để con ngậm cả quầng vú khi bú?
Lý do tuyệt đối không pha chung sữa mẹ với sữa công thức
Cách bảo quản và sử dụng sữa mẹ vắt từ máy hút sữa
Trường hợp mẹ cho bé bú sữa đông lạnh
Cần đảm bảo vệ sinh, quy trình các bước trữ đông sữa mẹ.
Phải kiểm tra mùi vị sữa mẹ trước khi cho vào trong tủ lạnh.
Cách ít nhất 5 ngày, bạn nên kiểm tra lại sữa của con một lần.
Sau khi lấy ra cho con bú, cha mẹ cần đun nóng sữa mẹ sau khi rã đông : đun trong khoảng 180 độ F đến khi nào có bọt nhỏ sủi lên xung quanh thành nồi hoặc là chảo là được.
Mẹ cần lưu ý: Việc đun nóng sữa mẹ là một bước giúp làm giảm bớt mùi tanh của sữa nhưng đồng thời cũng sẽ làm giảm bớt dinh dưỡng, tuy nhiên lượng dinh dưỡng giảm bớt không đáng kể.
Nếu như đã làm hết cách mà bé vẫn không chịu uống sữa có mùi, bạn có thể trộn sữa với sữa không có mùi theo tỉ lệ 1:1 hoặc là trộn với thức ăn khác để cho con ăn, đây là một cách làm để đánh lừa vị giác của trẻ, tuy nhiên không được khuyến khích sử dụng.
Sữa mẹ tốt nhất cho con trong những năm tháng đầu đời, hãy dành cho con nguồn dinh dưỡng bắt nguồn từ cơ thể và tình thương của mẹ. Hi vọng qua bài viết này, cha mẹ đã có thêm kiến thức cho mình từ đó có cách riêng đểkhử mùi tanh từ sữa mẹ cho con và giúp con phát triển tốt hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!